Iran làm được điều 'không tưởng' với máy bay tàng hình F-35 của Mỹ?

Truyền thông Trung Quốc tiết lộ, Iran đã làm được một điều 'không tưởng' trước các máy bay F-35 của Mỹ khi lực lượng này có ý đồ trả đũa Iran sau vụ phóng tên lửa hôm 8/1 vừa qua.

Sau khi Iran phóng hàng loạt tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Iraq hôm 8/1 vừa qua, Mỹ đã điều phi đội máy bay chiến đấu số 388 của Trung đội máy bay chiến đấu số 4 và 6 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A tức tốc đến Vịnh Ba Tư để chi viện, trong đó các máy bay F-35A xuất phát từ căn cứ Mỹ ở UAE.

Mỹ đã điều 6 máy bay F-35A từ căn cứ ở UAV tức tốc đến Iran sau vụ căn cứ Mỹ tại Iraq bị tấn công hôm 8/1. Nguồn: Sohu.

Mỹ đã điều 6 máy bay F-35A từ căn cứ ở UAV tức tốc đến Iran sau vụ căn cứ Mỹ tại Iraq bị tấn công hôm 8/1. Nguồn: Sohu.

Đáng chú ý, Sohu ngày 10/1 dẫn báo cáo của Mỹ cho biết, Không quân Iran đã điều động 24 máy bay chiến đấu F-14 và F-4 phối hợp cùng nhiều hệ thống phòng không, radar tiến hành ngăn chăn thành công 6 máy bay F-35A của Mỹ khi lực lượng này dự định xâm nhập không phận Iran tiến hành các cuộc không kích trong lãnh thổ Iran.

Để làm được điều "không tưởng" này, là do Iran đã xây dựng được chiến thuật phối hợp nhuần nhuyễn giữa các lực lượng và chiến thuật này nhiều lần được kiểm chứng thực tế tại các điểm nóng ở Trung Đông.

Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng và phía Mỹ vẫn chưa có bất kỳ thông báo nào liên quan đến vấn đề này. Nếu thông tin này là chính xác, thì sẽ là chiến tích "vô tiền khoáng hậu" của Iran và chiến tích này sẽ phá vỡ các quan điểm hiện nay về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5.

Theo thông tin, 24 máy bay chiến đấu của Iran xuất kích dưới sự yểm trợ của các hệ thống phòng không S-300PMU-2 và HQ-2 của Iran bố trí ở xung quanh Vịnh Ba Tư, cùng với đó các hệ thống radar chống tàng hình của Iran đã phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin liên tục về hành trình của F-35. Kết quả là F-35 của Mỹ đã phải quay trở lại nơi xuất phát.

24 máy bay "bà già" của Iran phối hợp cùng các hệ thống khác đã buộc F-35 của Mỹ phải quay trở lại nơi xuất phát. Nguồn: Sohu.

Được biết, Iran đã nhiều lần khẳng định rằng, các tên lửa phòng không của Iran là “những người bảo vệ bầu trời”, hệ thống phòng không của Iran đặc biệt mạnh mẽ, và đa chức năng. Ngành công nghiệp quân sự của Iran đang phát triển và đã tự sản xuất các mẫu riêng của mình, các tên lửa và vũ khí phòng không này đã được thử nghiệm trên thực tế.

Lực lượng và căn cứ phòng không chính của Iran được tổ chức dưới sự chỉ huy thống nhất của lực lượng phòng không thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Các hệ thống phòng không và trung tâm chỉ huy khác nhau được kết nối thành một mạng lưới chặt chẽ thông qua các hệ thống điều khiển tự động.

Ngoài ra, Iran là một quốc gia rộng lớn và có chiều sâu chiến lược, địa hình Iran đa số là đồi nói, điều này cho phép Iran có thể phát huy tối đa tính năng của các hệ thống radar.

S-300PMU-2 là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất của Iran. Nguồn: Sohu.

Các hệ thống, tổ hợp phòng không tiên tiến nhất của Iran là hệ thống phòng không S-300PMU-2, Tor-M1 nhập khẩu từ Nga, hệ thống phòng không Bavaria-373 do Iran tự nghiên cứu chế tạo, tên lửa phòng không Khordad.

Trong đó, tên lửa phòng không Khordad đã bắn hạ máy bay không người lái RQ-4A của Mỹ ở eo biển Hormuz năm 2019. Bên cạnh những hệ thống mới này, Iran vẫn duy trì các hệ thống phòng không cũ như S-200VE, HQ-2J và tên lửa phòng không HAWK cùng hệ thống phòng không dã chiến FM-80 tương tự như hệ thống HQ-7 của Trung Quốc.

Trong nhiều năm nay, Iran đã không thể có được máy bay chiến đấu mới, “xương sống” của lực lượng máy bay chiến đấu Iran vẫn bao gồm các máy bay chiến đấu F-14A, F-4D / E và F-5E / F.

Một số máy bay chiến đấu đã được bổ sung vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 bao gồm MiG-29 và J-7M của Nga, Mirage F-1BQ / F-1EQ của Pháp. Các máy bay này rất khó để chống lại các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 hiện đại của Mỹ.

Đức Trí (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/iran-lam-duoc-dieu-khong-tuong-voi-may-bay-tang-hinh-f35-cua-my-post328840.info