iPhone bán ế, lợi nhuận doanh nghiệp công nghệ châu Á khó khăn

Từ các công ty sản xuất chip cho đến các công ty sản xuất màn hình, quý cuối cùng của năm 2018 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu, đặc biệt tại Trung Quốc.

Ảnh: Nikkei

Ngày 2/1/2019, Apple đã khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu “sốc” khi hãng cảnh báo rằng sự sụt giảm của doanh số bán iPhone tại Trung Quốc sẽ buộc công ty phải chấp nhận không đạt chỉ tiêu doanh thu bán hàng quý lần đầu tiên trong hơn 15 năm. Nhà đầu tư đã sốc với hàng loạt đợt bán ra cổ phiếu diễn ra sau đó.

Thế nhưng đối với những công ty công nghệ châu Á cung cấp linh kiện cho Apple và nhiều hãng sản xuất điện thoại thông minh khác, trong nhiều tháng, rõ ràng có điều gì đó không ổn đã xảy ra. Từ các công ty sản xuất chip cho đến các công ty sản xuất màn hình, quý cuối cùng của năm 2018 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu, đặc biệt tại Trung Quốc.

Trước đó vào năm 2017, các công ty sản xuất chip từng có một năm kinh doanh tốt kỷ lục, thế nhưng từ thời điểm cuối năm 2018, thay đổi đã diễn ra chóng mặt và nhiều chuyên gia cảnh báo điều đó sẽ có thể kéo dài.

Trong số những công ty gặp khó khăn có thể kể đến Nanya Technology, một công ty sản xuất chip DRAM cạnh tranh với Samsung Electronics, SK Hynix và Micron.

Chủ tịch của Nanya Tech, ông Lee Pei-Ing, nói: “Nhìn từ phía nhu cầu, chúng ta có thể thấy rõ nhu cầu không tăng, chúng ta tiếp tục đối diện với tình trạng điều chỉnh giá trong quý hiện tại. Doanh số bán điện thoại thông minh không đạt kỳ vọng, thị trường máy chủ không tăng trưởng còn doanh số bán hàng điện tử tiêu dùng dự kiến sẽ giảm”.

Khi mà triển vọng kinh doanh không chắc chắn, Nanya đang thắt chặt chính sách. Công ty giảm đầu tư vốn trong năm nay khoảng một nửa xuống 10 tỷ đôla Đài Loan, tức khoảng 323 triệu USD, do nhu cầu đi xuống và căng thẳng thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.

Các công ty công nghệ châu Á đang đối diện với hai vấn đề chồng chéo: doanh số bán điện thoại thông minh giảm và sự chững lại tại Trung Quốc.

Theo tính toán của IDC, doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu trong năm 2018 đạt 1,44 tỷ chiếc, giảm 4,1% so với năm trước đó và như vậy có năm giảm thứ 2 liên tiếp. Đáng quan tâm nhất chính là việc doanh số bán điện thoại thông minh giảm đến 10% tại Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Giờ này năm ngoái, giới chuyên gia phân tích dự báo rằng công nghệ sẽ giúp nhóm 300 doanh nghiệp hàng đầu châu Á có một năm kinh doanh tốt trong năm 2018. Tổng lợi nhuận gộp của nhóm 330 doanh nghiệp hàng đầu châu Á ngoài Nhật được dự báo tăng 14,9% trong năm 2018, sau khi tăng trưởng 21% trong năm 2017.

Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích ước tính rằng tổng lợi nhuận doanh nghiệp năm 2019 ước tính chỉ tăng được 4,4%, theo dự báo của FactSet.

Tính đến ngày 7/3/2019, trong số khoảng 128 doanh nghiệp đã công bố kết quả lợi nhuận, tăng trưởng lợi nhuận ròng nói chung ước chỉ đạt 5,3%. Ước tính tăng trưởng lợi nhuận của nhóm còn lại đạt 5,1%.

iPhone XS, XS Max bị phàn nàn vì lỗi giật lag

iPhone ế tới nỗi các hãng Trung Quốc chẳng thèm sao chép thiết kế nữa

Người dùng săn đón, cửa hàng không có iPhone lock Nhật để bán

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/iphone-ban-e-loi-nhuan-doanh-nghiep-cong-nghe-chau-a-kho-khan-3497706.html