'INF là sự lừa gạt trắng trợn': Chỉ dấu mới từ Mỹ

Tại sao vào thời điểm gần kết thúc chiến tranh lạnh Liên Xô lại nhượng bộ Mỹ và hủy các tên lửa hạt nhân của minh.

Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quân sự- chính trị Trường Đại học Quan hệ quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lầm khoa học quân sự Nga Vladimir Kozin

Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quân sự- chính trị Trường Đại học Quan hệ quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lầm khoa học quân sự Nga Vladimir Kozin

“Lenta.ru”: - Còn bây giờ, nếu tổng kết, thì Hiệp ước INF đã chết. Theo ông thì tình hình sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nào trong tương lai?

Tổng thống Mỹ B. Obama và Tổng thống Nga D.Medvedev sau khi ký START-3 tại Prague, ngày 8/4/2010

Dmitri Kozin: - Nhiều khả năng hơn cả, thì bước đi này (rút ra khỏi INF)- đấy chỉ mới là cánh chim én (báo hiệu) đầu tiên từ phía người Mỹ.

Tiếp theo, một số phận tương tự cũng đang chờ Hiệp ước START-3 ký năm 2010 (START-3- Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, ký tại Prague giữa TT Mỹ B.Obama và TT Nga D.Medvedev khi đó ngày 8/4/2010-ND).

Phần I: 'INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn'

Phần II: 'INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn'

Theo các điều khoản của Hiệp ước thì vào tháng 2/2021, nó sẽ tự động hết hiệu lực nếu không được hai bên đồng ý gia hạn. Nhưng bởi vì người Mỹ lại một lần nữa tìm cách ép Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham gia hiệp ước, mặc dù biết rất rõ rằng Bắc Kinh trước kia đã kịch liệt phản đối việc (ép Bắc Kinh) tham gia INF, và giờ cũng đang kiên quyết không chịu tham gia START-3, họ (Mỹ) sẽ lại tìm cách biện minh cho việc rút khỏi START-3 của mình sau tháng 2/2021 bằng cái cớ là do Bắc Kinh không muốn trở thành một bên ký START-3.

Đây là chỉ dấu đầu tiên cho thấy việc Mỹ rút khỏi START-3 là chuyện gần như chắc chắn sẽ xảy ra.

Chuẩn bị cho nổ (hủy) tên lửa RSD-10 (Liên Xô). Trường bắn Kapustin Yar. Ảnh:Vladimir Rodionov / RIA Novosti

Còn lý do thứ hai, lý do đằng sau khiến người Mỹ có thể rút khỏi Hiệp ước Prague 2010 (tức START-3)- đó là START-3 trói tay, không cho Mỹ chế tạo các kiểu vũ khí tên lửa- hạt nhân mới.

Trong khi họ đang chuẩn bị thành lập một Bộ ba hạt nhân chiến lược mới về nguyên tắc và hiệu quả hơn nhiều về mặt chất lượng, và Bộ ba hạt nhân, thì như chúng ta đã biết, bao gồm ba thành tố- (1) tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, (2) tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và (3) máy bay ném bom chiến lược.

Khi đó, Bộ ba hạt nhân Mỹ sẽ được “ thay máu” hoàn toàn. Thay cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thuộc lớp “Ohio” sẽ là các tàu ngầm hạt nhân Dự án 826 “Columbia”, thay cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Minuteman- III” sẽ là các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Minuteman- IV” (cho đến nay thì nó (tên lửa mới) vẫn chưa được đặt tên chính thức như vậy (“Minuteman-IV”), Mỹ có thể đặt cho nó cái tên khác, còn hiện giờ nó được thể hiện bằng các chữ cái GLSD, nếu dịch từ tiếng Anh thì đó có nghĩa là tên lửa “Răn đe chiến lược phóng từ mặt đất”) và sẽ có một kiểu máy bay ném bom chiến lược hạng nặng mới là B-21 “Raider” để thay thế các kiểu máy bay (ném bom chiến lược) hiện đang có của người Mỹ- cả máy bay đã cũ B-5H, cả B-2 và dần dần, cả B-1.

Đây sẽ là một Bộ ba chiến lược mới về nguyên tắc, chứ không phải là một phiên bản hiện đại hóa của Bộ ba hiện có. Nó sẽ bắt đầu hình thành từ năm 2026 và sẽ tồn tại gần như đến hết thế kỷ này,- cho đến tận các năm 2080-2090. Hiệp ước Prague, tức START-3, sẽ gây khó cho người Mỹ trong việc hiện thực hóa ý đồ xây dựng Bộ ba hạt nhân mới này.

“Lenta.ru”: - Như thế nào sẽ có lợi cho chúng ta (Nga) hơn— ký một Hiệp ước mới hay nói chung là tốt nhất là không cần? Nếu đơn thuần xét từ góc độ chính trị đối ngoại.

Dmitri Kozin: - Tốt hơn cả là chúng ta cứ tạm thời chờ đợi và tuân thủ nghiêm chỉnh Hiệp ước START-3 cho đến ngày nó hết hiệu lực, tức ngày 5/2/2021, tuân thủ nó một cách đầy đủ, và đòi hỏi phía người Mỹ cũng phải hành động tương tự. Nhưng đồng thời, chúng ta không được phép nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm Hiệp ước này của người Mỹ.

Chúng ta đã nói về chuyện này (Mỹ vi phạm) rất nhiều lần ở các cấp khác nhau và đã công bố công khai tất cả những vi phạm của họ (Mỹ).

Về nguyên tắc, chúng ta có thể gia hạn thỏa thuận này, nhưng nếu nó được gia hạn một cách tự động thì sẽ cực kỳ bất lợi cho Matxcova vì người Mỹ từ rất lâu rồi, từ trước khi ký Hiệp ước này (START-3) đã luôn trung thành với truyền thống sử dụng phương pháp cắt giảm một cách có chọn lọc để làm giảm sức mạnh vũ khí tấn công chiến lược của Liên Xô và sau này là Nga.

Có nghĩa là trong khi cùng cắt giảm một loại vũ khí chiến lược là thế mạnh của Liên Xô (Nga), thì về cơ bản, họ lại đã “để ngoài phạm vi điều chỉnh” của hiệp ước những loại vũ khí khác có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Ví dụ, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa, vũ khí hạt nhân chiến thuật, vũ khí tấn công từ vũ trụ và v.v.

Chúng ta không được phép cho tự động gia hạn START-3 còn vì một lý do nữa- là vì nếu vậy thì tất cả vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ sẽ vẫn hiện diện ở bốn quốc gia châu Âu (Bỉ, Hà Lan, Ý, Đức) và ở khu vực lãnh thổ Châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ cũng sẽ được hiện đại hóa.

Sẽ rất sớm xuất hiện bom (hạt nhân) chính xác cao B-61-12 với các phương tiện mang có thể là cả các máy bay tầm trung – như máy bay tiêm kích- ném bom, ví dụ, như F-35, và cả các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng - cả những kiểu máy bay đang có trong trang bị và cả những máy bay sắp có trong trang bị (những máy bay này đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho không quân của một số quốc gia NATO Châu Âu) và cho cả chính B-21"Raider" sau này nữa.

Tiếp theo. Làm sao có thể gia hạn Hiệp ước START-3 thêm năm năm nữa nếu rõ ràng là nó sẽ buộc chúng ta hoặc là phải loại bỏ các tên lửa xuyên lục địa bố trí trên đất liền và trên biển hiện có tuy được chế tạo cách đây tương đối lâu nhưng vẫn còn có thể trực chiến trong nhiều năm nữa, hoặc là (nếu gia hạn) chúng ta sẽ phải chấp nhận những điều khoản không cho phép chúng ta chế tạo một số hệ thống mới nào đó của lớp tên lửa này để thay thế những hệ thống đã lạc hâu.

Vấn đề là ở chỗ Hiệp ước START-3, tôi nhắc lại, đã chốt các trần (số lượng tối đa) cho các bên như sau: 1.550 đầu tác chiến hạt nhân chiến lược và 800 phương tiện mang chúng , cả các phương tiện mang đã triển khai tác chiến lẫn các phương tiện mang chưa triển khai tác chiến.

Còn nếu hiệp ước chấm dứt sự tồn tại vào tháng 2/2021, chúng ta (Nga) sẽ thoải mái xác định những gì chúng ta cần có và với số lượng bao nhiêu- cả về số lượng đầu tác chiến, số lượng các phương tiện mang vũ khí tấn công chiến lược, và cả các hệ thống chính xác cao trong tương lai mới nhất- tức những mẫu vũ khí mà Washington đang cố ép chúng ta đưa vào phạm vi điều chỉnh của một START mới một cách hết sức vô lý.

Nếu gia hạn START-3, chúng ta sẽ bị ràng buộc quá chặt vào hai chỉ số hạn chế này (số lượng đầu tác chiến và số lượng phương tiện mang-ND) cho đến tận năm 2026.

Trong trường hợp Hiệp ước không được gia hạn, họ (người Mỹ) sẽ phải chấm dứt cái trò chỉ tay vào các hệ thống vũ khí mới của chúng ta (để yêu cầu phải hủy) .

Hiện giờ thì người Mỹ đang rất thèm mặc cả với Nga, cụ thể- nếu (Nga) muốn Mỹ tiếp tục ở lại START-3, Nga phải hủy cả”Avangard”, cả “Burevestnhik”, cả “Poseidon” và cả “Kinzhal” - nói chung, tất tần tật những gì mà Tổng thống của chúng ta đã công khai công bố trong Thông điệp gửi Hội đồng Liên bang vào năm ngoái (2018).

Chỉ có một ngoại lệ- hiện giờ người Mỹ vẫn chưa tiếp cận được hệ thống laser tác chiến “Peresvet”, bởi vì nó (“Peresvet”) hoàn toàn không có bất cứ mối liên quan gì đến SRART-3- đấy làm một loại vũ khí hoàn toàn khác.

Nhân tiện nói thêm, riêng về “Avangard”. Cần phải hiểu rõ mấy điều sau. Trong các điều khoản của Hiệp ước START-3 không có một dòng nào nói đến bất kỳ một “Avangard” nào. Trong START-3 thậm chí cũng còn chưa có cụm từ (thuật ngữ) “các khối tác chiến”.

Đấy (“các khối tác chiến”) là một loại vũ khí chuyên biệt – khối tác chiến có cánh- tức khối tác chiến không bay theo quỹ đạo đạn đạo.Trong khi các điều khoản của Hiệp ước START-3 chỉ áp dụng cho những đầu tác chiến và tên lửa bay theo quỹ đạo đạn đạo.

Trong Thỏa thuận (Hiệp ước START-3) đã ghi rõ bằng mực đen giấy trắng về ba loại vũ khí chiến lược trong thành phần bộ ba hạt nhân, các phương tiện mang chúng và các đầu tác chiến hạt nhân. Trong đó không có một dòng nào nói về các khối tác chiến và không một dòng định nghĩa nào về khối tác chiến.

Vì vậy, "Avangard" không nằm trong danh mục những loại vũ khí phải cắt giảm, cũng như "Dao găm"(“Kinzhal”), "Burevestnik” và "Poseidon" vậy. Nhưng còn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Sarmat”- nó có thể nằm trong danh mục đối tượng điêu chỉnh của START-3, nhưng chỉ trong trường hợp khi nó đã được chế tạo hoàn thiện. Còn trước khi nó hoàn thành các thử nghiệm phóng khỏi hầm phóng và các thử nghiệm khác, nó chưa thể được coi là tên lửa chiến lược đang có.

Và ở đây, người Mỹ đang cố gắng tìm cách lừa chúng ta, nhưng chúng ta (Nga) quyết không nên tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với họ về các loại vũ khí mới. Tuyệt đối không tiến hành một cuộc đàm phán nào về chủ đề đó, như người ta thường nói, không là không.

Cũng có khả năng, về nguyên tắc, ta có thể đi theo con đường mà họ (người Mỹ) đã chọn: đầu tiên chúng ta hãy tuyên bố rằng chúng tôi (Nga) sẽ không phát triển chúng (các loại vũ khí mới của Nga như đã nói ở trên-ND) nữa, rồi sau đó làm ra vẻ cực kỳ đăm chiêu, suy tư và nói (với họ) rằng: thôi có lẽ như thế này vậy, chúng tôi (Nga) sẽ gia hạn Hiệp ước này, nhưng xin các quý ngài (người Mỹ) hãy vui lòng hủy ba loại vũ khí siêu thanh mà các vị đang chế tạo, xin cùng ký một hiệp ước quốc tế về cấm triển khai vũ khí trên vũ trụ, xin dọn dẹp hộ số vũ khí hạt nhân chiến thuật và hệ thống phòng thủ chống tên lửa của các ngài ra khỏi Châu Âu và không cử các tàu chiến trang bị các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của các ngài đến biển Barents, Biển Baltic, Biển Đen- đến gần bờ của chúng tôi nữa.

Tên lửa Pershing II. Ảnh: Thomas Kienzle / AP

Khi mà chúng ta (Nga) liên tục nói rằng chúng ta đã “sẵn sàng” để “cứu”, đầu tiên là INF, và giờ là START-3, thì như vậy, chúng ta càng làm cho người Mỹ thêm “khao khát” rao bán sự tham gia có thể của mình (Mỹ) vào hiệp ước START-3 gia hạn (hoặc mới) với cái giá là Nga phải hủy tất cả các hệ thống vũ khí triển vọng (sắp có) của mình, cộng với đó- thêm những sự nhượng bộ cực lớn từ phía chúng ta. Không thể như thế được!

Không bao giờ được phép lộ bài của mình cho các đối tác trước khi tiến hành các cuộc đàm phán nghiêm túc. Nhân tiện cũng phải nói, cũng cần phải lưu ý rằng :

Đích thân Tổng thống Trump cũng hứa là chỉ đến năm 2020 ông mới công bố lập trường của Nhà Trắng về những gì liên quan đến số phận của START-3. Vậy từ nay đến thời điểm đó (Mỹ công bố quan điểm), chúng ta cần ngừng ngay việc tỏ ra mình là bên quan tâm đến khả năng gia hạn Hiệp ước.

Nhân tiện đến đây- xin mấy dòng về chủ đề Ucraine- chúng ta cũng có thể tiến hành một chính sách tương tự với vấn đề khí đốt tại Ukraine. Dù đã không hề nhận được động thái thiện chí nào từ phía Kiev về việc (Nga) cung cấp khí đốt, chúng ta lại đã vội vàng tuyên bố sẽ giảm 25% giá khí đốt và sẵn sàng gia hạn hợp đồng. Để làm gì? Không nên hành động vội vàng như vậy.

Đặc biệt là khi mà chúng ta liên tục bị lôi ra hết tòa án trọng tài này đến tòa án trọng tài khác, họ (Ucraine) luôn đòi tiền, mặc dù chính họ đã đánh cắp khí đốt của chúng ta trong khi vẫn kiện tụng và tống tiền công khai.

Cũng như vậy, chúng ta không được phép nhượng bộ trong một lĩnh vực quá nhạy cảm như lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Stalin đã từng chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Molotov: "Hãy đòi giá thật cao vào, rồi sau đó chúng ta sẽ tính". Nói cách khác, chúng ta không được bộc lộ những điểm yếu của mình trước khí đàm phán.

Tiện đây xin bố sung thêm, các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật như tôi đã đề cập ở trên đã từ rất lâu rồi tạo ra một cuộc “Khủng hoảng Caribê 2-0”, chỉ có điểm khác là bây giờ đó chính là cuộc khủng hoảng đối với Nga. Từ tháng 3/2004, Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đã tham gia vào chiến dịch “Tuần tiễu không phận Baltic”.

Tham gia chiến dịch này có15 quốc gia thành viên NATO, có nghĩa là hơn một nửa “cơ số” NATO. Lực lượng tham gia chiến dịch là các máy bay có thể mang theo không chỉ vũ khí thông thường, mà còn cả bom hạt nhân.

Chiến dịch này được tiến hành trên bầu trời Litva, Latvia và Estonia, nghĩa là ngay sát nách St. Petersburg, Belarus và tỉnh Kaliningrad, - nó tạo ra mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với Nga. Chiến dịch này của NATO cấn phải chấm dứt hoàn toàn.

Khi gia hạn (hoặc không gia hạn) hiệp ước START-3, một điều quan trọng nữa cần phải tính đến là vào tháng 5/2012, NATO đã quyết định thành lập cái gọi là Bộ ba Chicago- có nghĩa là tích hợp tác chiến vũ khí tên lửa- hạt nhân, vũ khí phòng chống tên lửa và các loại vũ khí thông thường vào một cơ chế hoạt động tác chiến thống nhất.

Tại tất cả các hội nghị thượng đỉnh của Liên minh (NATO) từ đó đến nay, công thức này liên tục được nhắc tới. Nó cũng đã vừa được nhấn mạnh trong tuyên bố mới nhất của Hội nghị thượng đỉnh NATO mới được tổ chức vào đầu tháng 12 vừa qua tại London.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Phóng viên phỏng vấn: Igor Dmitrov

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/inf-la-su-lua-gat-trang-tron-chi-dau-moi-tu-my-3393131/