Il-20 bị bắn rơi: Israel lo bị Nga 'cắt mất đôi cánh'

Israel lo ngại sau vụ Il-20 bị bắn rơi, Nga thiết lập vùng cấm bay vĩnh viễn, khiến không quân Israel không thể hoạt động ở Syria, bất lực trước Iran.

Tối ngày 17/9, một chiếc máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga đã bị bắn rơi ở không phận tỉnh Latakia, khiến 15 nhân viên và phi hành đoàn thiệt mạng. Chiếc Il-20 bị trúng đạn ở không phận cách bờ biển Syria 35km, gần căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở Latakia.

Vào ngày 18 tháng 9, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, chiếc máy bay của Nga đã bị hệ thống phòng không S-200 của Syria bắn nhầm, nhưng người phải chịu trách nhiệm chính là Israel.

Theo tuyên bố của Nga, mặc đù đã có đường dây nóng liên lạc trực tiếp nhưng Tel Avip đã đưa ra lời cảnh báo về kế hoạch hoạt động cho Nga chỉ trước thời điểm tấn công một phút, không đủ thời gian để chiếc máy bay quân sự của Nga bay về Hmeymim hoặc một khu vực an toàn khác.

Hơn nữa, Bộ quốc phòng Nga còn cáo buộc, Israel đã “cố tình sử dụng chiếc máy bay của Nga làm lá chắn, để tránh cho 4 chiếc F-16 của họ khỏi bị lực lượng phòng không của Syria bắn hạ”, trong khi họ đang tiến hành cuộc không kích trên Latakia.

Do tiết diện phản xạ radar của chiếc Il-20 quá lớn nên quả tên lửa phòng không S-200 của Syria đã bắn trúng chiếc máy bay Nga đang bị 4 chiếc F-16 Israel biến thành tấm bia đỡ đạn. Như vậy, chính chiếc máy bay Nga đã mắc bẫy máy bay Israel và bị Syria bắn rơi.

Sau ki Il-20 "sập bẫy" và bị bắn hạ, Nga tức tốc đưa ra hành động vô cùng nhạy cảm là mở một cuộc tập trận với tưởng định là “Lập vùng cấm bay tại không phận Địa Trung Hải”.

Ngày 20/09, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc diễn tập trên vùng biển quốc tế ở Địa Trung Hải ngoài khơi lãnh thổ Israel và Syria từ ngày 19 đến 26/09/2018.

Bộ Quốc phòng Nga cũng đã công bố một bản đồ khu vực, cảnh báo diễn tập và vùng cấm máy bay và tàu thuyền dân sự. Theo bản đồ này, lực lượng viễn chinh Nga sẽ áp đặt vùng cấm bay bao phủ phần lớn diện tích biển Địa Trung Hải bao trùm cả phần bờ biển Israel.

Giới chuyên gia cho rằng, cuộc diễn tập trên vùng biển Địa Trung Hải ngay sau sự cố khiến chiếc máy bay trinh sát điện tử Il-20 bị bắn hạ đã gửi tín hiệu rõ ràng tới Israel rằng Moscow sẽ không từ bỏ việc tiếp tục ủng hộ Damascus và Tehran, đồng thời, nước này có đủ lực để phong tỏa toàn bộ hoạt động của không quân Israel trong khu vực.

Israel lo lắng phản ứng đáp trả cỉa Nga sau vụ Syria bắn nhầm máy bay trinh sát Il-20

Bình luận về phản ứng đáp trả nóng của Nga, tờ Haaretz của Israel) nhận định, sự cố máy bay IL-20 ở Syria và những hành động đáp trả của Nga có thể dẫn tới việc Israel bị "cắt đi đôi cánh".

Theo báo này, giới chức lãnh đạo Tel Avip hy vọng rằng, Moscow sẽ chỉ giới hạn hành động đáp trả và răn đe bằng việc “đóng cửa bầu trời Syria đối với Israel” trong vòng một tuần và không dùng đến biện pháp trừng phạt tiếp theo như lập vùng cấm bay gần các căn cứ Hmeymim và Tartous của Nga ở tỉnh Latakia, vì điều đó sẽ chặn các lực lượng không quân Israel tiếp cận vùng lãnh thổ phía bắc Damascus.

Theo Haaretz, các biện pháp như vậy có thể dẫn đến việc tạo ra các khu an toàn cho quân đội chính phủ Syria và Hezbollah ở Damascus và phía Bắc Syria. Điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy sau:

Thứ nhất là Tehran có thể an tâm lập các kho chứa vũ khí khổng lồ ở phía Bắc Syria, khiến Israel không thể đánh phá và hạn chế tối đa dòng vũ khí của Iran chảy sang Lebanon cho lực lượng Hezbollah và sang Palestine cho Hamas - những kẻ thù không dội trời chung với Israel.

Thứ hai là Tehran có thể lập các cơ sở nghiên cứu tên lửa, hạt nhân và sản xuất vũ khí mà Tel Avip không thể động đến. Do đó, nước này có thể nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ tên lửa cũng như gia tăng số lượng tên lửa hiện diện ở sát sườn Israel.

Thứ ba là Israel lo ngại rằng, những hạn chế của Nga đối với không quân Israel (IAF) là sự giúp đỡ gián tiếp của Nga cho những đối thủ của Tel Avip, mà mối nguy trước hết đến từ việc tạo cơ hội cho Iran tăng cường vị thế của mình trong khu vực và Israel khó có thể ngăn chặn.

Liệu bây giờ tướng Uri Oron - Tư lệnh Lực lượng Tình báo Không quân Israel có còn khoác lác rằng, sự hiện diện của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) tại Syria là một "thách thức" đối với IAF, nhưng nó không thể hạn chế hoạt động của lực lượng không quân nước này.

Trong một cuộc phỏng vấn với Haaretz ngay trước hôm chiếc Il-20 của Nga bị bắn rơi, ông Uri Oron nhấn mạnh "…sự hiện diện của Nga hạn chế hoạt động của IAF? Họ thách thức chúng ta? Chúng ta phải tính toán rất chính xác, nhưng điều đó không có nghĩa rằng IAF chỉ được phép bay trong bầu trời Israel”.

Toàn Thắng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tinh-hinh-syria-chien-tranh-syria/il-20-bi-ban-roi-israel-lo-bi-nga-cat-mat-doi-canh-3366003/