Hy Lạp thử nghiệm S-300 của Nga trong cuộc tập trận chung NATO

Hy Lạp được cho đã thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 của Nga trong cuộc tập trận chung cùng nhiều thành viên NATO với sự hiện diện của quân đội Đức, Hà Lan và Mỹ.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Hy Lạp đã tiến hành các thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 trên hòn đảo Crete, phía đông Địa Trung Hải, gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc tập trận chung với nhiều thành viên NATO, từ 23-27/11, với sự hiện diện của quân đội Mỹ, Đức và Hà Lan, theo Defenseworld

Ngoài S-300 có xuất xứ từ Nga, nhiều hệ thống phòng không khác, bao gồm TOR-M1, OSA-AKM, Hawk, ASRAD và hệ thống phòng không di động Stinger (MANPAD) đã được bắn thử nghiệm trong cuộc tập trận.

Theo các nguồn tin Hy Lạp, Athens đã nâng cấp hệ thống phòng không (SAM) tầm xa S-300 PMU-1 lên cấp PMU-2 với sự hỗ trợ của Moscow. Ảnh: Clash Report/Twitter.

Theo các nguồn tin Hy Lạp, Athens đã nâng cấp hệ thống phòng không (SAM) tầm xa S-300 PMU-1 lên cấp PMU-2 với sự hỗ trợ của Moscow. Ảnh: Clash Report/Twitter.

Nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung và tầm ngắn do Nga, Mỹ và Đức sản xuất cũng được thử nghiệm, Daily Sabah trích dẫn các nguồn tin quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 30/11.

Hệ thống S-300 PMU1 ban đầu được Cộng hòa Síp mua từ Nga vào giữa những năm 1990, nhưng sau đó được chuyển giao cho Hy Lạp, nơi được cho là đã nâng cấp hệ thống này với sự giúp đỡ của Nga.

Từ 30/11- 6/12, Hy Lạp, Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất (UAE), Síp và Pháp đã đã có hoạt động quân sự chung trong cuộc tập trận mang tên “Medusa 2020” ngoài khơi Alexandria, Ai Cập. Ảnh: TAH Savunma/Twitter.

Mặc dù Athens đã không triển khai S-300 ở miền nam Síp do áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đã triển khai ở hòn đảo chiến lược Crete vào năm 1998.

Hy Lạp tiếp tục ký các thỏa thuận mới với Nga vào năm 1999 và 2004 để mua TOR-M1 và OSA-AKM (SA-8B) ADS.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thắc mắc việc Mỹ không “ý kiến” đối với S-300 của Hy Lạp như đối với S-400 của Ankara.

Nhiều tàu chiến của 5 nước tham gia tập trận “Medusa 2020”. Ảnh: StarGazete/Twitter.

Mỹ được cho là đã bán 6 máy bay phản lực tàng hình F-35 cho Hy Lạp mà nước này ban đầu chế tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một động thái mới, từ 30/11- 6/12, Hy Lạp, Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất (UAE), Síp và Pháp đã có hoạt động quân sự chung trong cuộc tập trận mang tên “Medusa 2020” ngoài khơi Alexandria, Ai Cập, trong đó Hy Lạp tham gia với 2 khinh hạm, 4 máy bay F-16, một máy bay ASEPE,.. theo Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Pentapostagma.

Máy bay CH-47 của quân đội Hy Lạp đã hạ cánh xuống tàu trực thăng đổ bộ lớp Mistral- hải quân Ai Cập. Ảnh: TAH Savunma/Twitter.

Pentapostagma gọi hoạt động quân sự trên là hành động “khiêu khích”.

Hãng thông tấn cũng lưu ý, trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tới Abu Dhabi, hai bên đã đạt được thỏa thuận hỗ trợ phòng thủ lẫn trong trường hợp lãnh thổ của một trong hai nước bị đe dọa.

Theo các nguồn thạo tin, hai bên cam kết đóng góp vào việc bảo vệ và duy trì an ninh, chủ quyền, thống nhất, bảo vệ lãnh thổ của Hy Lạp và UAE, trong chừng mực có thể.

Huy Anh

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/hy-lap-thu-nghiem-s-300-cua-nga-trong-cuoc-tap-tran-chung-nato-98422.html