Hy hữu: Cứu sống bệnh nhân đột quỵ nhờ 'Kích hoạt quy trình cấp cứu'

Khoa Đột quỵ - BVTW Huế được xây dựng và phát triển là nòng cốt của trung tâm đột quỵ toàn diện, hoạt động chuyên môn bao gồm điều trị hồi sức thần kinh tích cực, điều trị bệnh nhân đột quỵ giai đoạn cấp, điều trị dự phòng đột quỵ.

Ngày 14/7 tin từ BV Trung Ương Huế cho biết; vừa qua, bệnh nhân Huỳnh Thế A. 50 tuổi, được người nhà đưa đến nhập viện tại khoa Cấp cứu đa khoa, lúc 8h30 trong tình trạng rối loạn ý thức, liệt tứ chi.

Theo hồi sơ bệnh án bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp điều trị thường xuyên, khởi phát đột quỵ lúc 8h.

Bệnh nhân Huỳnh Thế A. 50 tuổi, được người nhà đưa đến nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, liệt tứ chi.

Bệnh nhân Huỳnh Thế A. 50 tuổi, được người nhà đưa đến nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, liệt tứ chi.

Tiếp đó, bệnh nhân được đưa vào khoa cấp cứu đa khoa các bác sĩ đã khám và chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ tối cấp. Các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào chụp CT-Scan sọ não.

Trong vòng 10 phút, hình ảnh CT sọ não và kết quả đã được tải lên mạng internet, bác sĩ khoa Cấp cứu đã hội chẩn với bác sĩ khoa Đột quỵ. Bệnh nhân được xác định đột quỵ nhồi máu não cấp giờ thứ nhất, theo dõi tắc động mạch thân nền, được chuyển ngay vào khoa Đột quỵ và bắt đầu tiến hành truyền thuốc tiêu sợi huyết lúc 8h49.

Sau 10 phút, bệnh nhân cải thiện một cách ngoại mục, bệnh nhân thoát mê, tỉnh táo hoàn toàn, tứ chi cử động tốt, chỉ còn bị liệt mặt nhẹ. Bệnh nhân tỉnh hẳn sau 10 phút truyền thuốc tiêu sợi huyết tái thông mạch máu.

Theo bác sĩ BS Lê Vũ Huỳnh, PTK Đột quỵ, TT Đột quỵ, BVTW Huế cho biết thuốc tiêu sợi huyết được truyền trong 60 phút.

Ngay khi bắt đầu truyền thuốc, bệnh nhân được chuyển gấp để khảo sát mạch máu não. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định chuyển chụp phim CTA, MRA hoặc DSA. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc tiêu sợi huyết sẽ được xem xét can thiệp nội mạch tái thông mạch máu bị tắc.

Trường hợp bệnh nhân trên rất may mắn khi đáp ứng quá tốt với thuốc tiêu sợi huyết. Phim MRI được chụp cho thấy không có tổn thương não đáng kể.

Bác sĩ Lê Vũ Huỳnh cũng cho biết thêm sau đột quỵ nếu bệnh nhân đến viện càng sớm và được truyền thuốc càng sớm thì hiệu quả và tỉ lệ tái thông càng cao.

Bệnh nhân tỉnh hẳn sau 10 phút truyền thuốc tiêu sợi huyết tái thông mạch máu.

Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động tháng 6-2018, đến nay Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận điều trị cho gần 1800 bệnh nhân đột quỵ. Trong đó bệnh nhân nhân nhồi máu não chiếm 72%, bệnh nhân xuất huyết não chiếm 24% và bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não chiếm 4%.

Khoa cũng đã tiến hành 400 ca chụp mạch não số hóa xóa nền DSA và trên 100 ca can thiệp nội mạch điều trị đột quỵ và các bệnh lý mạch máu não. Trong số bệnh nhân nhồi máu não, có 98 trường nhập viện sớm trong vòng 3h-4.5h để được áp dụng điều trị tái thông mạch máu bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

Hơn 90% bệnh nhân nhập viện muộn và mất cơ hội vàng để được áp dụng biện pháp cấp cứu đặc hiệu. Trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết, thời gian từ khi bệnh nhân “vào cửa” đến khi bệnh nhân được bắt đầu chọc kim truyền thuốc tiêu sợi huyết hay còn gọi là “thời gian cửa-kim” càng được rút ngắn thì bệnh nhân càng có cơ hội hồi phục. Nhập viện ở khoa Cấp cứu Khám và làm xét nghiệm Thông báo cho bác sĩ đột quỵ Có hình ảnh CT não, xác định thời gian đột quỵ, đánh giá lâm sàng xem xét chỉ định thuốc tiêu sợi huyết.

Bắt đầu truyền thuốc tiêu sợi huyết ở bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn thời gian các khâu trong quá trình cấp cứu bệnh nhân nhồi máu não đến sớm để đạt mục tiêu “thời gian cửa-kim” ≤ 60 phút.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp đồng bộ đa chuyên khoa để rút ngắn thời gian tái thông mạch máu, chiều ngày 12/07/2019, GS Phạm Như Hiệp đã chủ trì hội nghị khoa học nội viện giữa các khoa Cấp cứu đa khoa, Đột quỵ và Chẩn đoán hình ảnh nhằm chuẩn hóa quy trình cấp cứu đột quỵ.

GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã yêu cầu các khoa liên quan phải cam kết về mặt thời gian với mục tiêu từ khi bệnh nhân vào cửa đến khi chụp xong CT sọ não dưới 25 phút và thời gian bệnh nhân bắt đầu được truyền thuốc tiêu sợi huyết dưới 60 phút. Sau việc kích hoạt quy trình đã mang lại hiệu quả mong đợi.

Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Bệnh viện TW Huế cho đến này là cơ sở duy nhất “cấp cứu đột quỵ sẵn sàng” do đó bệnh nhân khi nghi ngờ đột quỵ cần nhanh chóng nhập viện trực tiếp tại bệnh viện ở khoa Cấp cứu đa khoa hoặc trực tiếp tại khoa Đột quỵ.

Nếu đã nhập viện ở các cơ sở y tế khác, cần chuyển gấp bệnh nhân lên BVTW Huế. Ngoài ra để chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực cấp cứu bệnh nhân, có thể liện lạc đến khoa Cấp cứu đa khoa hoặc khoa Đột quỵ để cung cấp trước thông tin cần thiết.

NHƯ QUỲNH

Theo TCĐNA

Nguồn Seatimes: http://seatimes.com.vn/hy-huu-cuu-song-benh-nhan-dot-quy-nho-kich-hoat-quy-trinh-cap-cuu-n106980.html