Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không? là băn khoăn của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Hoa tam thất là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều người được khuyến cáo là không nên sử dụng hoa tam thất. Vậy, huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Theo các chuyên gia y tế, những người huyết áp thấp và phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng hoa tam thất.

Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...

Chữa tăng huyết áp bởi hoa tam thất có tác dụng giáng áp (hạ huyết áp); Phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già; Làm tăng lực cụ thể như giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm; Ngăn ngừa, phòng chống bệnh như là kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ. Ngoài ra, còn có khả năng ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, cụ thể là tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u; Chữa các bệnh do thiếu máu lên não nhờ khả năng làm tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng; Chữa nhĩ minh, nhĩ lung tức là chữa các chứng bệnh tai ù, tai điếc. Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên rất tốt với người gan nhiễm mỡ. Chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; Tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan, hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp. Song còn tác dụng lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Mặc dù nụ hoa tam thất rất có giá trị lớn giúp tăng cường sức khỏe và hiếm gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải uống bao nhiêu cũng được và có những người cần hạn chế. Những người bị huyết áp thấp cần thận trọng vì có tác dụng hạ huyết áp, dùng nhiều huyết áp sẽ tụt mạnh. Huyết áp bị tụt sẽ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi. Thành phần tam thất bao giờ cũng mang tính chất hoạt huyết, hóa ứ khi uống quá nhiều có thể thanh lọc đường huyết quá nhiều. Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng vì có thể ảnh hưởng đến thai. Ngược lại phụ nữ mới sinh ít sữa, uống thì rất lợi sữa.

TS.BS Phan Bích Nga, Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, trong mùa nóng ai cũng muốn tìm cách gì đó để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn nhưng cần thận trọng nhất là khi sử dụng thuốc bổ hay các loại nước uống pha chế từ các vị thuốc Đông y như các loại nước chế từ lá, hoa tam thất... Những loại nước này thực chất không có năng lượng.

Khi uống quá nhiều cứ tưởng là càng tốt cho gan nhưng thực ra việc tiêu thụ nhiều loại nước này vào cơ thể lại khiến gan, thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa chất ra bên ngoài. Do đó, lúc này nó không còn tốt cho sức khỏe mà lại gây hại. Mùa hè nên bổ sung cho trẻ những loại nước chế biến từ trái cây cùng với nước lọc, sữa... Ngay cả những người bị ung thư việc lạm dụng các loại nước lá mà không chú ý đến ăn uống cũng dễ dẫn tới suy kiệt.

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho vấn đề Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không? rồi chứ.

Gia Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/huyet-ap-thap-co-uong-duoc-hoa-tam-that-khong-298098.html