Hướng dẫn trồng khế, đu đủ trĩu quả trong thùng xốp

Ngoài mục đích để ăn quả hay dùng làm một số vị thuốc, thì cây Cây khế, đu đủ còn được trồng trong chậu làm cây cảnh rất đẹp mắt.

Bạn hoàn toàn có thể tự trồng các loại cây ăn trái dễ trồng tại ban công vừa để làm đẹp cho khuôn viên ngôi nhà, vừa có thể để thưởng thức thành quả của mình. Cùng tiếp tục tham khảo bí quyết trồng đu đủ và khế ngay tại ban công dưới đây.

Cây khế

Cây khế có nhiều tác dụng: làm cây cho bóng mát, cây ăn quả dùng nấu canh, sắt lát mỏng để dùng kèm với các món rau sống, làm bữa ăn của gia đình bạn hấp dẫn hơn. Ngoài ra hạt khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc.

Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân.

Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân.

Thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu tại nhà là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Cây khế là loại cây có rễ dễ bị thối khi ngập úng nên bạn cần chọn mua đất mùn tơi xốp.

Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng khế cảnh lâu năm thì bạn nên thay 1/3 số đất trong chậu mỗi năm để đất có đủ dinh dưỡng cho cây. Trồng cây khế trước nhà với ý nghĩa nhắc nhở con cháu dù đi xa đến đâu cũng luôn nhớ đến quê hương của mình.

Trồng trong chậu cảnh hoặc thùng xốp đồng nghĩa với việc khế rất khó tìm lượng nước ngầm trong lòng đất. Vì vậy, bạn cần cũng cấp đủ nước cho cây trong những giai đoạn cần thiết.

Quả khê khi chính có màu vàng rất đẹp mắt.

Ngoài ra, sau vụ thu hoạch quả, trước khi khế ra hoa vụ mới cần cắt tỉa bỏ bớt những cành già, cành sâu bệnh, cành mọc chen chúc, cành yếu...Nếu cây khế có tán quá dày choán hết diện tích chậu cảnh nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng.

Như đã nói ở trên, khế không ưa ánh nắng rọi trực tiếp nên cần cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán. Như vậy sẽ tránh được ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ và nám quả.

2. Đu đủ

Đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Kỹ thuật trồng cây đu đủ không khó có thể dễ dàng áp dụng cải thiện thu nhập gia đình.

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau: Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8), Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.

Đu đủ “sợ” phân hóa học, phân đạm và ưa phân chuồng, phân vi sinh.

Ngoài việc cần gieo trồng đúng thời vụ, thì yếu tố giống cây trồng rất quan trọng. Chọn giống đu đủ lai F1, loại chuyên trồng làm cảnh: Cây lùn, lóng đốt ngắn, giống sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, sai hoa, nhiều quả, chất lượng quả cao, trồng cây nào có quả cây đó (thường là các giống có nguồn gốc từ Thái Lan hoặc Đài Loan).

Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô 2 bầu. Sau khi trồng 2,5 - 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem. Nếu thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, nên chọn trồng những cây này. Bởi cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao, trái lại dài.

Đu đủ bonsai, một trong những loại cây hút khách.

Nếu thực hiện được các bước trên một cách tỉ mỉ thì sẽ chọn được từ 98 - 100% cây trái dài. Nhớ khảo sát hoa sớm để kịp thời loại bỏ cây cái và cây đực, tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

Khi đã chọn được cây như ý muốn thì cần chú ý khâu bón phân. Do cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn. Sử dụng lượng phân bón cho 1cây/năm như sau: Phân chuồng 3 - 5kg, phân urê 200g, super lân 500 - 600g, KCl 200 - 300g.
Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón, khoảng 3 - 4 lần/năm. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).

Chúc bạn thành công!

Theo Thái/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/huong-dan-trong-khe-du-du-triu-qua-trong-thung-xop/20200706045954016