Hướng dẫn nuôi dạy trẻ qua các giai đoạn phát triển để cha mẹ được khóc, cười cùng con yêu

Để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc không khó nếu cha mẹ đồng hành cùng trẻ, hiểu tâm lý của trẻ. Một vài mẹo hướng dẫn nuôi dạy trẻ qua các giai đoạn sẽ giúp bạn phần nào trên con đường chông gai này. Không gì tuyệt vời bằng được cùng khóc, cùng cười với con yêu qua các giai đoạn phát triển đúng không nào các mẹ?

Chúng ta mong đợi điều gì cho cuộc sống của con cái chúng ta sau này? Khi tôi đặt ra câu hỏi này, hầu hết các cha mẹ đều kỳ vọng đứa trẻ lớn lên sẽ thành công và hạnh phúc. Xem các hướng dẫn nuôi dạy trẻ qua các giai đoạn phát triển để góp nhặt thêm cho mình hành trang trên con đường học làm người của trẻ nhé!

Hướng dẫn nuôi dạy trẻ qua các giai đoạn phát triển

Hướng dẫn nuôi dạy trẻ qua các giai đoạn phát triển

Tuổi sơ sinh (0 – 2 tuổi)

Nuôi con, đặc biệt là lần đầu tiên, vừa hào hứng vừa thách thức. Đây là khoảng thời gian để trẻ hình thành và phát triển thể chất và tinh thần cũng như bước vào thế giới xung quanh. Cũng là thời điểm để bố mẹ khám phá về thiên thần nhỏ của mình, nhìn trẻ lớn lên từng ngày. Bố mẹ phải học cách hiểu, tôn trọng, hỗ trợ và khuyến khích cá tính cũng như khả năng của mỗi bé.

Tuổi tập đi (18 tháng – 3 tuổi)

Khi một đứa trẻ tự mình đi những bước đi đầu tiên có nghĩa là một giai đoạn phát triển mới bắt đầu. Ở giai đoạn này, trẻ em được tự do khám phá thế giới nhỏ của chúng bằng chính những bước chân của mình. Là khoảng trời riêng để trẻ khám phá những điều thú vị xung quanh mình. Ngôn ngữ bắt đầu hình thành, trẻ con bắt đầu quan tâm đến tên gọi của những thứ chúng khám phá và như một bản năng, trẻ biết nói “No”.

Trong giai đoạn phát triển này có một thách thức lớn đối với sự phát triển của trẻ được các nhà tâm lý học gọi là điều tiết cảm xúc. Đây cũng là giai đoạn phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ. Điều các bậc cha mẹ cần làm là hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn cho trẻ. Phụ huynh đóng vai trò như một giáo viên chính cùng dạy dỗ, trao đổi và thử nghiệm cùng trẻ những điều mới mẻ cũng như kỹ năng.

Tuổi bắt đầu đi học (3-6 tuổi)

Hạnh phúc của cha mẹ là cùng khóc, cùng cười với con qua các giai đoạn phát triển

Giai đoạn bắt đầu vào mầm non là bước tiếp nối cho trẻ khám phá một thế giới mới để trẻ khám phá và học tập. Hầu hết trẻ học mẫu giáo rồi mới bước vào môi trường học thật sự là lớp 1. Bởi vì mẫu giáo là cái nôi để trẻ tiếp cận dần với môi trường giáo dục khi vào tiểu học. Trẻ mẫu giáo học số, chữ cái, tập đánh vần và các phép toán đơn giản. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để học nhạc. Mẫu giáo là nơi để cải thiện kỹ năng vận động thô (gross motor skills) và vận động tinh (fine motor skills) giúp trẻ hứng thú với nghệ thuật, thủ công và tất cả các loại đồ chơi xe (xe lửa, xe máy, xe đạp…) Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển khả năng chơi thể thao.

Trường mầm non chủ yếu cho trẻ vui chơi và hãy tin rằng vui chơi là thứ hấp dẫn và thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ, hòa nhập và sáng tạo. Trẻ quan tâm và khám phá môi trường sống xung quanh chúng cũng là một bước đưa trẻ đến gần hơn với khoa học. Chúng thích xây dựng những thứ từ các vật dụng xung quanh nhà như Legos, Kinex, hình khối, và những thứ khác.

Tuổi rèn luyện học tập (6 -12 tuổi)

Nuôi dạy trẻ ở tuổi đi học là một trải nghiệm thú vị. Chứng kiến trẻ thử các hoạt động mới, cổ vũ trẻ trong các sự kiện thể thao và hoan nghênh thành tích của trẻ tại các buổi lễ. Tuy nhiên, khi kỳ vọng quá cao thường đi liền với sự thất vọng, đôi khi cha mẹ nên chấp nhận điểm yếu của trẻ và khuyến khích những điểm mạnh. Cha mẹ trang bị tốt chắc hẳn sẽ là người dẫn đường tốt cho trẻ nỗ lực trên con đường phát triển.

Trong khi trẻ mầm non cần được giám sát của người lớn thì trẻ vào lớp 1 có thể tự lập hơn. Tuy nhiên, để học được cách lựa chọn tốt và tự giác không dễ dàng đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ cần truyền đạt cho trẻ đạo đức và chỉ dẫn để từ từ trẻ tự nhận thức và ý thức đúng đắn. Những lúc trẻ xử lý vấn đề của chúng, ba mẹ có thể động viên trẻ nhưng đôi khi phải để trẻ tự làm sai và tự rút ra bài học cho bản thân khi vấp ngã.

Tuổi thiếu niên (13-18 tuổi)

Môt điều đau đầu mà hầu hết các gia đình phải đối mặt là tuổi thiếu niên, lứa tuổi đầy thách thức với trẻ em và cả các bậc phụ huynh. Trường trung học là nơi mà đa số mọi người không muốn nhắc lại. Đó là lứa tuổi của dậy thì cùng những thay đổi của cơ thể, thay đổi về tâm sinh lý, là nơi bị bạn bè bắt nạt và tính cách nổi loạn cũng thể hiện rõ trong môi trường học đường. Từ đó dẫn đến các hành vi gây hấn thụ động (I’ll do it in a minute) hoặc tự ý thức (What are you starting at?) Hay tự ti về bản thân (I’m not good at anything), quá tự tin (Well, I thought I could do that.” Và thu mình lại (Leave me alone).

Trường trung học là môi trường tốt để trẻ hoàn thiện bản thân, là thời điểm trẻ xác định về bản thân mình, chiêm nghiệm về hiện tại và tương lai. Là giai đoạn phát triển những kỹ năng để trang bị cho dự định vào đại học, các lớp đào tạo và hoàn thiện tài năng của trẻ. Đồng thời, kỹ năng xã hội được mài giũa và đối mặt với nhiều va chạm xã hội hơn. Là thời gian mà áp lực xã hội được đẩy lên cao trào so với một đứa trẻ, tuổi dậy thì ngày nay là lứa tuổi có nhiều thử thách nhất.

Hướng dẫn nuôi dạy trẻ qua các giai đoạn phát triển cần bên cạnh trẻ tuổi nổi loạn

Tuổi thiếu niên là lứa tuổi trẻ cần cha mẹ bên cạnh hơn bao giờ hết. Nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ sống trong một môi trường có nền tảng gia đình hạnh phúc, chẳng hạn như sinh hoạt gia đình vui vẻ, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt, cha mẹ thường xuyên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa tích cực. Tất cả những điều đó sẽ giúp trẻ điều hướng vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách dễ dàng và phát triển theo chiều hướng tốt nhất có thể.

Nguồn: https://childdevelopmentinfo.com/ages-stages/#.XKXGVNIzbIV

Thảo Phạm (childdevelopmentinfo.com)

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/huong-dan-nuoi-day-tre-qua-cac-giai-doan-phat-trien-de-cha-me-duoc-khoc-cuoi-cung-con-yeu-c21a313846.html