Hướng dẫn làm mứt gừng cay nồng cho Tết Tân Sửu thêm ấm áp

Mứt gừng vừa là món ngon ngày Tết vừa làm vị thuốc giúp làm ấm họng, tốt cho đường tiêu hóa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món mứt gừng

Hướng dẫn làm mứt gừng cay nồng cho Tết Tân Sửu thêm ấm áp

Hướng dẫn làm mứt gừng cay nồng cho Tết Tân Sửu thêm ấm áp

1 kg gừng tươi

1 kg đường

2 quả chanh

1 chút muối

Hướng dẫn làm mứt gừng

Bước 1: Các bạn nên chọn loại gừng non để mứt vẫn thơm, có độ ngọt vừa phải mà không quá cay, cũng như là ít xơ. Sau khi mua về, các bạn rửa sạch nhiều lần dưới Bước 2: Cắt gừng thành những lát thật mỏng. Bạn cũng có thể dùng dao bào chuyên dụng để những lát gừng có độ mỏng hoàn hảo và đều nhau.

Bước 3: Cho tất cả gừng bào vào nồi, châm nước cho ngập mặt rồi đem lên bếp. Khi nước trong nồi bắt đầu sôi, bạn hạ nhỏ lửa rồi đun gừng thêm khoảng 1 phút nữa rồi tắt bếp. Bạn chắt bỏ nước luộc gừng vừa rồi đi và châm vào nồi nước mới vào luộc. Cách làm này giúp gừng tiết ra bớt chất cay, nên tùy thuộc bạn thích ăn cay ít hay nhiều mà có thể luộc gừng 2-3 lần tùy ý.

Bước 4: Lần luộc gừng cuối cùng, bạn cho thêm 1 muỗng canh nước cốt chanh hoặc 1 muỗng cà phê giấm trắng để miếng mứt gừng có màu trong đẹp mắt.

Bước 5: Vớt gừng ra, rửa sạch lại với nước lạnh, xóc cho gừng ráo nước nhanh rồi cho vào tô sạch.

Bước 6: Cho 500g đường vào tô trộn thật đều với gừng. Để yên cho gừng ngấm đường trong khoảng 2 tiếng. Thỉnh thoảng bạn nhớ xóc đều lên cho các miếng gừng nằm phía trên cũng thấm đường.

Bước 7: Bắc chảo lên bếp, cho tất cả gừng và nước ướp gừng vào chảo sên. Nếu cần, bạn có thể cho thêm 1-2 muỗng canh nước lọc. Để lửa trung bình, đảo gừng liên tục và đều tay. Bạn canh khi lượng nước đường trong chảo hơi cạn, bạn hạ lửa thật nhỏ, dùng đũa đảo nhanh tay cho đến khi thấy đường trắng kết tinh bám trên vào miếng gừng.

Bước 8: Nhỏ 3-4 giọt vani vào chảo và sên gừng thêm 2 phút nữa rồi tắt bếp. Lưu ý, khi đã tắt bếp nhưng nhiệt độ còn rất cao nên bạn vẫn đảo gừng thêm vài phút nữa cho đến khi gừng nguội bớt và khô hẳn nha.

Bước 9: Bạn trút gừng ra một khay sạch, rải đều cho gừng nhanh nguội. Cuối cùng, bạn cho gừng vào hộp sạch có nắp đậy để bảo quản nhé.

Công dụng của gừng với cơ thể

Gừng giúp giảm viêm trong bệnh viêm khớp

Những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động khi tiêu thụ gừng thường xuyên. Điều này là do các chất hoạt tính sinh học có trong củ gừng giúp ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây viêm.

Gừng cải thiện tiêu hóa

Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng khó tiêu.

Gừng chống vi khuẩn

Gừng thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, và chiết xuất của nó có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella. Ngoài ra, loại gia vị này có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn miệng gây ra bệnh viêm nướu.

Nhờ các thành phần chống viêm, giúp giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu và ngăn ngừa huyết áp cao.

Chống lại bệnh ung thư

Tiêu thụ gừng có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Nó đã được chứng minh rằng các hợp chất hoạt tính của gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào (nguyên nhân gây ra thay đổi DNA), sự chết tế bào và sự phát triển hình thành của khối u. Đặc biệt, chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của u bạch huyết, u gan, ung thư ruột, vú, da, gan và bàng quang. Ngoài ra, chúng làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

Thạch Thảo (TH)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/huong-dan-lam-mut-gung-cay-nong-cho-tet-tan-suu-them-am-ap-128856.html