Hùng vĩ cung đường biên giới Việt – Lào

Cung đường biên giới Việt - Lào với đặc trưng của những con đường mòn, vực thẳm, sông sâu và núi đá chênh vênh sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm cực thú vị.

Đường biên giới Việt – Lào là những con đường mòn với địa hình hiểm hóc. Một bên là đường mòn ven núi, phía bên dưới là vực thẳm, sông sâu hoặc những con đường đá chông chênh…

Khu vực cửa khẩu Nậm Cắn. Đây là một khu liên hợp với đầy đủ các dịch vụ như: Tạp hóa, phòng nghỉ trọ, bưu điện, cây xăng, .. phục vụ cho dân vận tải. Ảnh: Sơn Phạm.

Khu vực cửa khẩu Nậm Cắn. Đây là một khu liên hợp với đầy đủ các dịch vụ như: Tạp hóa, phòng nghỉ trọ, bưu điện, cây xăng, .. phục vụ cho dân vận tải. Ảnh: Sơn Phạm.

Buổi bình minh tuyệt đẹp trên đất Nậm Cắn, hình ảnh các em nhỏ nối đuôi nhau cắp sách tới trường. Ảnh: Sơn Phạm.

Di chuyển khỏi khu vực Nậm Cắn, bắt đầu rẽ sang cung đường Tây Nghệ An. Cung đường dài 184Km độc đạo chạy song song với biên giới Việt Lào. Có thể nói con đường này chẳng kém gì con đường Hạnh Phúc ở Hà Giang về độ hiểm trở. Nếu đường Hạnh Phúc Hà Giang đi qua những Mã Pí Lèng, Cán Tỷ, Bắc Xum, ... quá nổi tiếng với giới xê dịch, thì đường Tây Nghệ An lại đi qua vùng lõi của rừng Quốc Gia Pù Mát, với những vách nhũ đá hoang sơ hai bên đường, hang động cheo leo trên núi đá vôi cao vút, cùng lòng hồ thủy điện... Tuy nhiên, Tây Nghệ An có phần hoang sơ hơn, có những đoạn đường ngập trong suối, vào mùa lũ con đường sẽ bị chia cắt làm nhiều phần không thể vượt qua được, sạt lở cũng xảy ra thường xuyên. Vì vậy, để chinh phục cung đường này bạn cũng nên lưu ý lựa chọn thời gian đi, không nên đi vào mùa mưa. Ảnh: Sơn Phạm.

Khung cảnh núi non trùng điệp và vẫn giữ được nét hoang sơ hiếm có. Ảnh: Sơn Phạm.

Khu vực sông Cả được nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: Sơn Phạm.

Cách thị trấn Mộc Châu 30 km, đỉnh Pha Luông được ví như nóc nhà của Mộc Châu, nằm giữa biên giới Việt - Lào. Từ đồn biên phòng Pha Luông ở chân lên tới đỉnh núi phải mất 3 - 4 tiếng đi bộ.

Đường biên giới Việt - Lào được chia tách tự nhiên bởi hai thảm thực vật khác biệt.

Quốc lộ 6 là con đường quen thuộc của dân xe dịch để di chuyển về Hà Nội. Đi trên đường này vào ngày cuối tuần bạn sẽ gặp hàng đoàn xe cờ đỏ nối đuôi nhau rất khí thế. Ảnh: Sơn Phạm.

Đoạn đường có dốc 35 độ với đường cát sỏi dăm, ngăn cách khu vực Nghệ An và Thanh Hóa. Ảnh: Sơn Phạm.

Nơi đỉnh núi chênh vênh bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên giữa mây trời lộng gió. Đứng trên đỉnh núi, bạn sẽ dễ dàng quan sát được sự chuyển động không ngừng của những đám mây, tạo ra nhiều hình thù kỳ thú. Đặc biệt, vào những hôm trời nhiều mây bạn có thể thấy cả biển mây lưng chừng núi.

Từ nơi này có thể quan sát rất rõ những cánh rừng, những bản làng của cả hai nước Việt Lào

Địa bàn ở vùng biên giới Việt - Lào đa số chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống. Ảnh: Sơn Phạm.

Cửa khẩu Tén Tằn nằm ở Mường Lát, Thanh Hóa. Nơi đây cũng có cột mốc số 281 trên tuyến biên giới Việt Lào (Ảnh – Lê Vũ Tuấn Linh)

Con đường sang Lào qua Cao Vều (Ảnh – Ngọc Long)

Hải Doan (TH)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/hung-vi-cung-duong-bien-gioi-viet-lao-111049.html