Hung thủ dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Thậm chí có những nguyên nhân mà chúng ta ít ngờ đến nhưng lại là tác nhân chủ yếu

Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển,cúi, xoay…hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,… Đó chính là hội chứng rối loạn tiền đình.

Biếu hiện hội chứng rối loạn tiền đình

.Hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, lảo đảo.

.Buồn nôn hoặc nôn.

.Mất cân bằng và mất phương hướng : không đứng vững, đi lại khó khăn.

.Xáo trộn tầm nhìn: Nhạy cảm với ánh sáng , khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác.

.Giảm thính lực: Ù tai, có tiếng ù trong tai.

.Thay đổi nhận thức: khó tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, tinh thần và thể chất mệt mỏi.

.Thay đổi tâm lý: mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình gồm rất nhiều yếu tố có liên quan tới hệ thần kinh, các bệnh mãn tính, tâm lý và một số nguyên nhân mà bạn không ngờ tới. Cụ thể như sau:

– Do mạch máu bị tắc nghẽn: xảy ra ở những người bệnh bị huyết áp thấp, thiếu máu não, các bệnh về tim mạch, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, người bị tai biến,… dễ gây chứng rối loạn tiền đình.

– Do căng thẳng, stress kéo dài: đây là một nguyên nhân đáng chú ý và quan trọng gây bệnh rối loạn tiền đình. Khi bạn bị stress sẽ khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hoocmon Cortisol – tác nhân gây tổn thương hệ thần kinh và các bệnh khác như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình.

– Do ảnh hưởng của các bệnh như viêm dây thần kinh, u não, viêm tai giữa, thiên đầu thống,…

– Do môi trường sống nhiều tiếng ồn, nhiễm loạn âm thanh

– Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: thường xuyên uống nhiều rượu bia, các chất kích thích, hút thuốc lá,… làm tăng nguy cơ gây bệnh và khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, số người bị rối loại tiền đình ngày càng tăng cao. Chủ yếu diễn ra ở các đối tượng như người làm việc văn phòng, người bị thiếu máu, mắc các bệnh về thần kinh,… Do vậy cần có biện pháp phòng tránh và cảnh giác với bệnh.

Chế độ nghỉ ngơi và làm việc cần thiết cho người bị rối loạn tiền đình

- Ban đêm nên để đèn ngủ cho dễ nhìn sự vật chung quanh.

- Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. Nếu bắt buộc phải ngồi lâu thì sau 2h bạn đứng lên và đi lại một chút.

- Tránh ngoảnh cổ, đứng ngồi quá nhanh, không nên leo trèo cao và đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi.

- Cố gắng giảm các tác nhân gây căng thẳng, lo âu, hoảng hốt trong cuộc sống của bạn và cần tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích.

- Nếu thường hay bị choáng váng thì bạn không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh. Đặc biệt, bạn phải ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

- Tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số bài tập thể dục tốt cho người mắc rối loạn tiền đình.

Chế độ ăn hợp lý

- Bạn nên ăn nhạt hơn so với khẩu vị bình thường của bạn một chút.

- Uống nhiều nước, mỗi ngày bạn nên uống chừng 1,5 lít nước. Bởi vì cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ giúp ổn định lưu thông tuần hoàn máu.

- Nên ăn nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi , rau bina, các rau họ cải, cam, quýt, cà chua, gan cá, lòng trắng trứng, nấm, ngũ cốc…Những thực phẩm này chứa nhiều Vitamin B6, Vitamin C, Vitamin D, Acid folic… là những hoạt chất rất có lợi cho bệnh nhân rối loạn tiền đình./.

Thu Trang (tổng hợp)

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/camera-benh-vien/hung-thu-dan-den-hoi-chung-roi-loan-tien-dinh-303951.html