Huế thí điểm bán hàng rong: Bớt tiêu cực, tạo nguồn thu

'Cho người dân bán hàng rong trên vỉa hè, có thu phí sẽ giúp công tác quản lý tốt hơn, hạn chế tiêu cực và tạo được nguồn thu cho ngân sách...'

Ngày 22/3, chia sẻ với Đất Việt ông Đồng Sĩ Toàn, Trưởng phòng Kinh tế (thành phố Huế) đã nói như vậy về chủ trương thí điểm cho người dân bán hàng rong trên vỉa hè, có thu phí của UBND Thừa Thiên Huế.

Huế thí điểm cho bán hàng rong để hạn chế tiêu cực. Ảnh minh họa

Huế thí điểm cho bán hàng rong để hạn chế tiêu cực. Ảnh minh họa

Ông Đồng cho hay, thành phố Huế là địa bàn trung tâm của Tỉnh, nên có nhu cầu về việc tiêu dùng rất lớn. Bên cạnh các cửa hàng, siêu thị đã hình thành nhiều cùng với 25 chợ dân sinh, đáp ứng du cầu cơ bản, thiết yếu cho nhu cầu mua sắm hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, việc kinh doanh đường phố trong giai đoạn hiện nay vẫn có những lợi thế, do thói quen của một số người dân trong quá trình mua sắm, nên nhiều hộ dân ở các khu vực vùng ven, ngoai ô, vùng phụ cận Thành phố không có mặt bằng kinh doanh cố định đã tập trung về các khu vực trung tâm để buôn bán.

Qua thống kê Thành phố có khảng 1.788 cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên (kinh doanh rong bạ không cố định- không có giấy phép kinh doanh hộ cá thể) đã ảnh hưởng đến trật tự đô thị, trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Trong thời gian qua, Thành phố đã ra quân nỗ lực để sắp xếp, lập lại trật tự đô thị, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trả lại vỉa hè cho người dân đi bộ, công tác lập lại trật tư đô thị đã có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý đô thị, giải quyết các vấn đề bức xúc trong việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh nhưng không được phép.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh đa số là hộ “yếu thế”, không có mặt bằng kinh doanh cố định, là những trường hợp có nguồn vốn nhỏ, còn khó khăn. Nên cần quan tâm xem xét để quy hoạch, đề xuất những địa điểm, những khu vực kinh doanh có điều kiện, để tạo sự ổn định cho các cá nhân này yên tâm kinh doanh.

Ông Đồng cho biết thêm, thời gian qua, tại Thành phố Huế đã hình thành các “chợ tạm” hoạt động ban đêm do các cá dân cơ sở có mặt bằng để cho thuê: Him Huế đã được xây dựng để cho các cá nhân kinh doanh các mặt hàng thiết yếu: đồ dùng cá nhân, hàng lưu niệm đến thuê kinh doanh. Nhưng nhu cầu kinh doanh nhiều mặt hàng khác vẫn lớn, mặt bằng thiếu.

Từ những vấn đề đó, UBND Thành phố đã giao các đơn vị liên quan tìm quỹ đất để quy hoạch bố trí Chợ tạm, đồng thời giao UBND phường tìm kiếm quỹ đất, các khu vực, các vỉa hè phù hợp để khảo sát đề xuất cho hoạt động thí điểm kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có điều kiện. Các địa điểm phải đáp ứng khu vực, địa điểm không xung đột giao thông, không ảnh hưởng đời sống sinh hoạt khu dân cư, có phương án tốt về công tác quản lý thông qua quy chế hoạt động.

"Mục đích là nâng cao hiệu quả quản lý đô thị lập lại trật tư đô thị, đồng thời quản lý tốt các cá nhân kinh doanh rong bạ không cố định theo quy định. Bên cạnh đó, việc quản lý tốt còn tạo việc làm có thu nhật ổn định cho các trường hợp trên", ông Toàn cho hay.

Tuy nhiên, để có cơ sở cho việc quản lý tốt các đối tượng này tốt, cần có quy chế quản lý tốt, năng lực, trách nhiệm, quản lý của chính quyền địa phương phải cao. Qua thí điểm sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm ra những tồn tại, hạn chế để từng bước cho mở rộng các địa bàn khác khi hội tụ các điều kiện khác.

"Việc triển khai thí điểm bán hàng rong sẽ tạo điệu kiện thuận lợi cho cá nhân kinh doanh (nhưng phải có điều kiện) đồng thời giúp chính quyền địa phương quản lý tốt, có trách hiệm, minh bạch, góp phần lập lại trật tự đô thị, an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời hình thành mô hình tự quản có sự giám sát của chính quyền địa phương thì việc bảo kê, tệ nạn xã hội, chống đối chính quyền tại các điểm thí điểm sẽ không có.

Tất nhiên việc triển khai thành công, sẽ hình thành nét văn hóa kinh doanh đường phố theo hướng văn minh đô thị, lịch sự, đảm bảo an toàn thực phẩm, trật tự xã hội và tạo sự đồng thuận trong dân. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý đô thị, đồng thời phát triển kinh tế đô thị thông qua “kinh doanh mặt tiền đường phố” một cách hiệu quả", ông Đồng nói.

Với mong muốn việc thí điểm sẽ mang lại thành công làm cơ sở nhân rộng, Trưởng phòng Kinh tế (thành phố Huế) cho biết, địa phương sẵn sàng cầu thị, tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, báo chí để việc thí điểm được làm tốt hơn.

Thái Bình

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/hue-thi-diem-ban-hang-rong-bot-tieu-cuc-tao-nguon-thu-3429449/