Huawei thực sự khó sống vì lệnh cấm Mỹ

Ngay cả CEO Huawei Nhậm Chính Phi cũng thừa nhận sẽ rất khó tự lập nếu thiếu các yếu tố nước ngoài, đặc biệt là Mỹ.

Huawei đã nhận rất nhiều tin tức bất lợi trong tuần qua sau lệnh cấm của Mỹ đối với các sản phẩm công nghệ của hãng này.

Huawei không thể tự lập nếu thiếu nhà cung cấp thiết kế kiến trúc chip cho thiết bị di động toàn thế giới là ARM.

Huawei không thể tự lập nếu thiếu nhà cung cấp thiết kế kiến trúc chip cho thiết bị di động toàn thế giới là ARM.

Phần lớn các bộ phận cấu thành thiết bị mạng và điện thoại thông minh Huawei đến từ Mỹ. Đáng chú ý là chất bán dẫn và phần mềm. Có những bộ phận không thể dễ dàng được thay thế bởi các nhà cung cấp đến từ quốc gia khác mà bắt buộc phải là Mỹ.

Thậm chí, đối với những thành phần có thể thay thế bằng các sản phẩm của Hàn Quốc hoặc Nhật Bản thì các sản phẩm thay thế này thường được sản xuất bằng tài sản trí tuệ của Mỹ.

Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ phải chịu hình phạt của Mỹ nếu họ bán hàng cho Huawei. Điều này giải thích tại sao tuần trước, Panasonic và Hitachi đã tạm dừng bán các lô hàng linh kiện chính cho gã khổng lồ Huawei của Trung Quốc.

Dù các lãnh đạo của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc luôn khẳng định đã chuẩn bị cho tình huống này suốt gần 10 năm qua, Huawei vẫn đứng trước nguy cơ không thể tự sản xuất ra điện thoại bản địa.

Huawei đã chuẩn bị suốt nhiều năm qua cho khả năng tự chủ của họ trong lĩnh vực công nghệ, điển hình là công ty bán dẫn HiSilicon. Được kỳ vọng sẽ giúp Huawei bớt phụ thuộc vào chip điện thoại do Mỹ sản xuất nhưng các sản phẩm của HiSilicon phụ thuộc vào thiết kế nước ngoài. Ví dụ, hệ thống trên 1 con chip (system on a chip) của HiSilicon sử dụng bộ xử lý được thiết kế bởi ARM tại Cambridge, Anh.

Rất nhiều điện thoại thông minh trên thế giới chạy trên các thiết kế của ARM. Và tuần trước, ARM đã đình chỉ tất cả các giao dịch với Huawei, vì các thiết kế của nó có chứa tài sản trí tuệ của Mỹ.

Nhà cung cấp thiết kế kiến trúc chip cho thiết bị di động toàn thế giới là ARM khi tuyên bố quay lưng với Huawei được coi là cú đánh chí mạng vào nhà viễn thông Trung Quốc.

Nhiều nhận định cho rằng, "cuộc chia tay" của ARM sẽ đặt dấu chấm hết cho Huawei đơn giản vì không có chip sẽ chẳng còn gì nữa.

Huawei hiện dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin. Nếu không có giấy phép, hãng smartphone Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục sản xuất bộ xử lý cũng như duy trì hoạt động của công ty con HiSilicon.

Đáng nói, ARM không thể bỏ ngoài tai các lệnh cấm từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bởi người đàn ông đứng sau hãng thiết kế vi xử lý này là một tỷ phú Nhật Bản, rất được chú ý với nhà lãnh đạo Mỹ.

Tỷ phú Nhật Bản đang nắm trong tay công ty quyền lực nói trên là Masayoshi Son. Ông này đang sở hữu tập đoàn viễn thông lớn nhất Nhật Bản SoftBank và là nhà đầu tư khổng lồ với Quỹ Tầm nhìn (Vision Fund) trị giá 100 tỷ USD của SoftBank.

Các nhà đầu tư vào Vision Fund của tỷ phú Son bao gồm Apple, Qualcomm, Foxconn, văn phòng gia đình của tỷ phú Larry Ellison - nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn công nghệ máy tính Oracle - và quỹ quản lý tài sản của Ả Rập Saudi.

Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp gỡ với tỷ phú Masayoshi Son tại Tháp Trump ở New York tháng 12/2016.

SoftBank Group và Vision Fund của tỷ phú Masayoshi Son đã rót hàng tỷ USD vào Trung Quốc. Cả hai đều là nhà đầu tư của Didi Chuxing - startup gọi xe lớn nhất Trung Quốc, từng thâu tóm Uber tại nước này vào năm 2016, cũng như hãng truyền thông xã hội khổng lồ Bytedance Ltd. và startup trí tuệ nhân tạo SenseTime Group Ltd.

Vision Fund còn dự kiến rót 1,5 tỷ USD vào nền tảng giao dịch ôtô đã qua sử dụng Chehaoduo Group của Trung Quốc, một động thái lớn nữa của quỹ đầu tư Nhật vào thị trường ôtô lớn nhất thế giới.

Tại Trung Quốc, quỹ này cũng đã rót vốn vào startup vận tải Full Truck Alliance Co. và startup giáo dục trực tuyến Zuoyebang, nền tảng chia sẻ văn phòng WeWork...

Năm 2000, tỷ phú Masayoshi Son gặp Jack Ma, người sáng lập hãng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc - Alibaba. Khi đó, ông Masayoshi Son đã đầu tư 20 triệu USD cho Alibaba với lời hứa sẽ giúp họ trở thành Yahoo! tiếp theo.

Vị tỷ phú Nhật Bản này đã rót nhiều "trứng" vào rất nhiều "rổ" ở Trung Quốc. Một khi ông Masayoshi Son chuyển hướng khỏi thị trường này, đây là một cú sốc không hề nhỏ đối với thị trường tỉ dân.

Trung Quốc đã không thành công trong phát triển phần mềm. Sau gần 20 năm nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa tự sản xuất được hệ điều hành cho máy tính cá nhân để thách thức Microsoft Windows.

Trung Quốc cũng vẫn chưa thể tự sản xuất hệ điều hành cho điện thoại thông minh.

Tất cả điều này giải thích tại sao Huawei không thể tồn tại khi lệnh cấm của Mỹ kéo dài.

Huawei dựa vào sở hữu trí tuệ của Mỹ để duy trì hoạt động kinh doanh và cạnh tranh. Điều này cũng giải thích tại sao nền kinh tế Trung Quốc không thể thịnh vượng bằng cách theo đuổi tự cung tự cấp công nghệ.

Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã thừa nhận điều này vào tuần trước. Ông nói với truyền thông đại lục: "Trung Quốc không thể thành công nếu phụ thuộc hoàn toàn vào sự đổi mới của người bản địa".

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/huawei-thuc-su-kho-song-vi-lenh-cam-my-3380852/