HTX Liên Dương: Giữ ổn định sản xuất trong thời dịch COVID-19

Cũng giống như nhiều hợp tác xã khác trong tỉnh, HTX nông nghiệp Liên Dương (xã Khánh Dương, huyện Yên Mô) đã gặp phải những khó khăn nhất định do dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh tham quan mô hình trồng ớt xuất khẩu tại HTX Liên Dương, xã Khánh Dương.

Tuy nhiên,do linh hoạt, chủ động trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ gắnvới ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản, các sản phẩm rau an toàn củaHTX Liên Dương vẫn được tiêu thụ đều đặn, đem lại giá trị kinh tế caocho người nông dân ngay trong thời dịch.

Cuôítháng 3/2020 là thời điểm vụ ớt thương phẩm của các hộ thành viênHTX Liên Dương chín rộ, bắt đầu cho thu hoạch. Gia đình bà Bùi ThịThủy, xóm 4 Thạch Lỗi có hơn 3 sào trồng ớt. Bà Thủy kể lại: Thuhoạch đến đầu là doanh nghiệp cho xe về thu mua luôn đến đó, sau khicân đong số lượng kết thúc cũng là lúc tiền bán ớt về tay ngươìnông dân.

Năm naythời tiết thuận lợi, ớt sinh trưởng và phát triển tốt nên năng suấtcao, với 3 sào của gia đình tôi thu hoạch được hơn 5 tấn ớt, thu vềhơn 30 triệu đồng. Bà Thủy cũng chia sẻ thêm: Ớt là giống cây dễ trồng,không kén đất có thể trồng trên các loại đất như: đất ruộng, đất bãi, đất bồi...chỉ cần lên luống cao.

Nếu chămsóc đúng kỹ thuật thì cây phát triển tốt, đặc biệt ở mỗi vụ ớt nông dân có thểthu hoạch kéo dài đến 6 đợt và mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 5 đến 6 ngày. Hơnthế, trồng ớt rất ít sâu bệnh, thêm vào đó là việc HTX ký kết baotiêu với doanh nghiệp nên giá thu mua cao và ổn định. Nhờ đó mà ngươìnông dân chúng tôi yên tâm sản xuất.

Mô hìnhtrồng ớt thương phẩm tại HTX Liên Dương bắt đầu được triển khai từ năm2017. Đây là kết quả của một chuyến đi tham quan, học hỏi kinh nghiệmcủa các cán bộ HTX tại tỉnh Bắc Giang.

Ông Bùi VănLương – Chủ tich HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết: Trong quá trình nghiên cưúchuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại năng suất, giá trị kinh tế cao, HTX đãtìm hiểu, lựa chọn những loại cây thích hợp và hiệu quả cho triển khai thực hiệnthí điểm sau đó nhân rộng, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên. Từ thíđiểm bắt đầu bằng diện tích 5ha, cho đến nay diện tích trồng ớt đãnhân rộng lên 15 ha với 56 hộ canh tác. Năng suất trung bình đạt trên 1tấn/sào.So sánh với các loại cây trồng trước đây cây ớt cho năng suất gấp 5-6 lần, manglại giá trị kinh tế cao hơn.

Để môhình trồng ớt đạt được thành công đó, ngoài tập trung nâng cao kỹ thuậtcanh tác như: sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh,phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ... Ban quản trị HTX xác địnhvấn đề đầu ra cho quả ớt là vấn đề then chốt, quyết định thành bạicủa mô hình. Qua giới thiệu, kết nối của một số đơn vị, chúng tôiđã ký hợp đồng tiêu thụ với Công ty TNHH Ớt Việt Nam để bao tiêu toànbộ sản lượng ớt của các hộ dân, với giá 7.000 đồng/kg.

Bên cạnhcây ớt đã và đang khẳng định được hiệu quả kinh tế trên đồng đất xãKhánh Dương, hiện HTX Liên Dương còn tham gia ký kết một số hợp đồngbao tiêu nông sản khác như: hành baro, khoai tây vụ đông, rau hẹ với côngty Pesico (Bình Dương), hành lá với công ty TNHH MTV Thanh An (Bắc Ninh), Côngty TNHH Dịch vụ thương mại Hương Quê...

Nhờ vậy, đâùra cho toàn bộ nông sản của 47 ha cây trồng màu luân canh 4 vụ như hẹ, khoaitây, ớt, ngô ngọt, lạc, bí xanh, dưa chuột, ngải cứu, hành, cà rốt... đều đượcHTX thu mua tập trung. Bên cạnh phát triển cây trồng, HTX cũng mạnh dạnđầu tư hệ thống kho lạnh để bảo quản nông sản, chờ doanh nghiệp thumua đã giúp nâng cao giá trị kinh tế của cây trồng.

Ông Lươngcũng chia sẻ thêm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên doanh nghiệp khôngthể thu mua một số sản lượng rau hẹ của các hộ dân. Tuy đã ký kếthợp đồng tiêu thụ song việc xuất khẩu gặp khó khăn nên doanh nghiệpđã làm việc với HTX để xin tạm ngừng thu mua, chờ khi hết dịch sẽtiếp tục thực hiện.

Chia sẻkhó khăn với doanh nghiệp, HTX đã thông báo, giải thích với bà connông dân, đồng thời vận động các hộ tiêu thụ tại thị trường nội địa.Ông Lương cũng cho biết thêm: Tham vọng của HTX là tiếp tục mở rộngdiện tích trồng màu, đa dạng về giống cây trồng để tiếp tục đem lạihiệu quả kinh tế cho người nông dân. Sắp tới chúng tôi sẽ đi học hỏitại Hải Dương để tiếp cận một số giống cây trồng mới.

Có thểthấy, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản đã và đang đem lạihiệu quả lớn đối với sản xuất rau màu của HTX nông nghiệp Liên Dương.Đây cũng là bài học kinh nghiệm tốt cho các HTX khác học hỏi về vấnđề sản xuất nông sản theo xu hướng thị trường, thay đổi tư duy vàphương thức canh tác hàng hóa. Tuy nhiên cũng đặt ra cho các HTX vấnđề về việc thực hiện nghiêm các quy định của hợp đồng ký kết, đảmbảo chất lượng nông sản để duy trì mối liên kết với doanh nghiệp lâudài, tạo hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ thành viên.

Bài, ảnh:Thái Học

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/htx-lien-duong-gi%C5%A9-oon-d%E1%BB%8Bnh-saon-xu%C3%A1t-trong-th%C3%B2i-d%E1%BB%8Bch-covid19-20200519034137567p2c21.htm