Hộp sọ trong rừng sâu hé lộ cuộc sống bi kịch của một gia đình

Phải rất nhiều ngày sau khi hộp sọ trong rừng sâu được phát hiện, cơ quan chức năng mới xác định được danh tính chính xác của nạn nhân cũng như hung thủ gây án.

Tháng 11/1987, một người khảo sát bản đồ tên Raimo Pitkanen trong khi đang làm việc thì đột nhiên phát hiện hộp sọ lẫn trong đám lá cây ở trang trại S Bar F gần Farmington, Missouri (Mỹ). Tuy nhiên, vì quá hoảng sợ nên Raimo đã quyết định quay trở về Phần Lan. Sau khi về nhà an toàn và lấy lại bình tĩnh, Raimo mới gọi điện cho cảnh sát trình báo về việc phát hiện hộp sọ.

Tại hiện trường, đội tuần tra đường cao tốc bang Missouri đã tìm thấy một mảnh xương, vài sợi tóc, cúc áo khắc chữ “Texwood”. Xương chậu của nạn nhân “nói” cho pháp y biết cô là người phụ nữ đã có 2 con. Bên cạnh đó, “Texwood” là một hãng sản xuất quần jean tại HongKong. Từ những chi tiết trên, cảnh sát kết luận nạn nhân là một người phụ nữ châu Á đã có gia đình và 2 đứa con.

Tuy nhiên, qua nhiều ngày dò xét hồ sơ mất tích nhưng Cảnh sát bang Missouri vẫn không có bất cứ manh mối gì về chủ nhân thực sự của chiếc hộp sọ trong rừng sâu. Cuối cùng, họ đã phải nhờ đến chuyên gia pháp y phác thảo, phục chế lại khuôn mặt của nạn nhân trên cơ sở cấu trúc hộp sọ rồi đăng lên truyền hình, báo chí với hy vọng sẽ có ai đó nhận diện được nạn nhân.

Sau khi khuôn mặt phục chế được đăng tải lên TV, một người phụ nữ tên Wilaiporn Cox đã liên lạc với cơ quan chức năng và cho biết, hình ảnh đó rất giống với người bạn Bunchee Nyhuis của cô. Lần cuối cùng cô gặp Bunchee là khoảng tháng 12/1983, 4 năm trước khi hộp sọ trong rừng được tìm thấy.

Khuôn mặt của nạn nhân sau khi được pháp y phục chế lại

Khuôn mặt của nạn nhân sau khi được pháp y phục chế lại

Không những vậy, Wilaiporn còn nói thêm, vào 12/1983, người chồng của nạn nhân, Richard Nyhuis đã tuyên bố rằng Bunchee đã trở về Thái Lan và cắt đứt liên lạc hoàn toàn với mình. Vì trước đó Bunchee đã nhiều lần tâm sự với mình về việc trở về Thái Lan nên Wilaiporn cũng không cảm thấy có gì bất thường.

Nhanh chóng, Richard bị cơ quan chức năng đưa vào danh sách tình nghi giết người.

Được biết, Richard xuất thân từ một gia đình bình thường tại bang Illinois. Richard đã dành 30 năm để cống hiến cho một doanh nghiệp có tên Amberg File and Index. Năm 1970, Richard gặp Bunchee và hai người nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Sau này, Bunchee đã rời bỏ quê hương, theo Richard đến Mỹ sinh sống. Giữa họ có 2 người con.

Những người xung quanh Richard đều miêu tả anh ta là một người chồng, người cha lý tưởng, đáng nhận được sự kính trọng.

Ban đầu, Richard một mực chối tội và khẳng định Bunchee đã bỏ về Thái Lan cũng như cắt đứt liên lạc với anh ta. Khi đó, công nghệ pháp y chưa phát triển nên cảnh sát cũng không thể khẳng định được chủ nhân của hộp sọ trong rừng sâu là của Bunchee nên cũng không kết tội được Richard.

Năm 1992, công nghệ phát triển, kết quả đối chiếu cho thấy, nạn nhân chính xác là Bunchee. Lúc này, Richard mới cúi đầu nhận tội.

Richard Nyhuis

Vào một buổi tối của tháng 11/1983, trong lúc tranh cãi, Richard đã dùng một vật sắc đánh vào đầu Bunchee, sau đó làm nạn nhân ngạt thở đến chết. Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn là vì Bunchee yêu cầu Richard phải xây một ngôi nhà lớn hơn. Nếu anh ta không thỏa mãn yêu cầu đó, cô sẽ mang 2 đứa con trở về Thái Lan. Tranh cãi đã nổ ra và dẫn đến thảm kịch đau lòng nói trên.

Lo lắng sẽ bị bắt, Richard đã đem thi thể của người vợ vào rừng phi tang.

Cuối cùng, bồi thẩm đoàn kết án tù chung thân, không được ân xá sau 50 cho Richard với tội danh Giết người cấp độ 1.

Tháng 10/1995, phiên tòa phúc thẩm của Richard được diễn ra nhưng bồi thẩm đoàn vẫn quyết định giữ nguyên mức án.

Theo nguồn tin từ báo chí địa phương, hai đứa trẻ nhà Nyhuis sau đó đã được nhận nuôi và lớn lên trong môi trường lành mạnh. Steve, người con cả đã theo con đường quân đội và tương lai đang vô cùng rộng mở. Còn người em Michael trở thành một người thợ mộc, sống bình yên bên vợ cùng con cái.

Han (theo FFN)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/hop-so-trong-rung-sau-he-lo-cuoc-song-bi-kich-cua-mot-gia-dinh-a505047.html