Hơn nửa thế kỷ lưu giữ nét tinh hoa nghề mộc

Về phố Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) hỏi đến ông Phạm Ngọc Vũ ai cũng phải ngợi khen những nét tinh hoa trong nghệ thuật gỗ lũa mà nghệ nhân già đang nắm giữ. ấn tượng đầu tiên khi bước vào ngôi nhà của ông là những tác phẩm điêu khắc, cùng những tiếng đục, đẽo kèm theo tiếng máy bào, máy cưa…dường như không ngớt.

Ông Phạm Ngọc Vũ say sưa bên tác phẩm.

Vàonhững năm 60 sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ôngPhạm Ngọc Vũ trở về mảnh đất Phúc Lộc -nơi quê cha đất tổ để sinh sống và làm nghề mộc trên nền tảng là làng nghềtruyền thống.

Làng nghề mộc Phúc Lộc trước kia chủ yếu sản xuất theo phươngthức thủ công, chuyên làm nhà, đóng đồ dân dụng như: giường, tủ, bàn, ghế gỗ..nhưng hiện nay làng Phúc Lộc đã có hơn 600 người làm nghề, nhiều doanh nghiệpsản xuất gỗ với quy mô lớn phát triển đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng trămlao động tại địa phương. Các sản phẩm sản xuất mộc ở Phúc Lộc đa dạng, phongphú với những đường nét chạm khắc tinh xảo nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhấtlà làm nhà cổ.

Trênkhuôn mặt nghệ nhân già toát lên sự hăng say, tỉ mẩn trước tác phẩm của mình.Lời chào hỏi và nhanh chóng trở nên thân mật là cảm nhận ban đầu của chúng tôikhi câu chuyện “chạm” vào nỗi niềm đam mê sâu thẳm vốn thường có ở những nghệnhân, đó là sự tâm huyết với nghề mộc truyền thống của địa phương.

Vốn tính cầncù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo ông Phạm Ngọc Vũ nhận thấy các sản phẩmđiêu khắc gỗ lũa có giá trị quan trọng. Vì vậy, ông đã say mê nghiên cứu mẫu vàbắt đầu nhận các tác phẩm để thi công như công trình tượng Phật, La Hán, tượngBác Hồ ở một số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong làng và địa bàn lân cận.

Từnăm 1965 đến nay ông đã tham gia tu bổ và tôn tạo các tượng, sản phẩm điêu khắcở di tích Đền làng Phúc Lộc, Chùa Mật tự ở phố Phúc Lâm, phường Ninh Phong vàchùa Liêm Khê Tự phố Đông Phong (phường Nam Bình); các pho tượng ở chùa Đồi,chùa Quýt, chùa Đông Mai ở các địa phương trên địa bàn huyện Yên Mô và GiaViễn.

Điêùđặc biệt nhất mà ông Phạm Ngọc Vũ có thể tạo ra là từ những vật phẩm rất bìnhdị như gốc cây, thân cây mà người khác không sản xuất được, ông xin lại tậndụng chế tác thành những tác phẩm điêu khắc có giá trị kinh tế, kỹ mỹ thuậtcao. Như tượng Phật di lặc bằng gốc mít, bộ bàn trà có hình mẫu “rồng cuốn thủy”,“mười hai con giáp” bằng những gốc sung, gốc bưởi...

Riêng các tác phẩm gỗ lũamỹ nghệ “Anh hùng tương ngộ” và “Tượng Di lặc thần tài dưới gốc cây tùng” đãđược đi triển lãm trưng bày ở Trung tâm văn hóa tỉnh Ninh Bình; Tượng Bác Hồsơn son thếp vàng hiện đang trưng bày tại Đền làng Phúc Lộc.

Saumột thời gian, công việc cũng có những chuyển biến tích cực, khách hàng tìm đếnvới ông nhiều hơn, tay nghề ngày càng nâng cao, sản phẩm ông làm đa dạng hơn,tinh xảo hơn. Tình yêu với nghề không chỉ dừng lại ở ông, người con trai cả -anh Phạm Nam Phong không những tiếp nối mà còn mở rộng thành một cơ sở sản xuấttư nhân lớn, có tiếng trong làng nghề truyền thống đã có hàng trăm năm tuổi.

Tínhđến nay, đã hơn 50 năm ông Vũ theo đuổi nghề mộc. Tuy tuổi đã cao nhưng hiệntại ông vẫn duy trì công việc của mình. Người nghệ nhân già chia sẻ: “Với cáituổi của tôi bây giờ, làm mộc không chỉ vì kiếm sống mà nó còn là thú vui ănvào máu. Ngày nào mà không được nghe tiếng bào, tiếng đục, ngửi mùi gỗ…là tôilại thấy trống vắng thế nào ấy”.

Khi được hỏi làm thế nào để luôn sáng tạotrong các tác phẩm của mình, ông Vũ nói: “Để có một tác phẩm hoàn hảo, nghệnhân không chỉ là người có dày dặn kinh nghiệm hay đầu óc sáng tạo mà còn phảigửi gắm tâm hồn một cách toàn tâm toàn ý vào đứa con tinh thần của mình”.

Vơínhững đóng góp giữ gìn, khôi phục làng nghề mộc truyền thống, năm 2016, ôngPhạm Ngọc Vũ đã được UBND tỉnh Ninh Bình phong tặng danh hiệu Nghệ nhân thủcông mỹ nghệ của tỉnh. Đó là phần thưởng xứng đáng cho sự cống hiến bền bỉ, tâmhuyết với nghề cha truyền con nối, đặc biệt là góp phần bảo tồn lưu giữ néttinh hoa của nghề - nét đẹp đặc trưng chỉ có ở làng nghề mộc Phúc Lộc.

Bài,ảnh: Nguyễn Minh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/hon-nua-the-ky-luu-giu-net-tinh-hoa-nghe-moc-20200313031815985p3c24.htm