Hơn 71% người dân Ấn Độ không có một chế độ bữa ăn lành mạnh

Theo báo cáo của Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) và tạp chí Down to Earth, hơn 71% người Ấn Độ không có đủ một chế độ ăn uống lành mạnh và 1,7 triệu người chết hàng năm do các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống vẫn còn thiếu chất dinh dưỡng.

Hơn 71% người dân Ấn Độ không có một chế độ bữa ăn lành mạnh. (Unsplash)

Hơn 71% người dân Ấn Độ không có một chế độ bữa ăn lành mạnh. (Unsplash)

Cụ thể, trong báo cáo 'State of India's Environment 2022: In Figures' của PTI cho biết, các ca tử vong xảy ra nguyên nhân là do các bệnh liên quan đến những yếu tố nguy cơ trong chế độ ăn uống bao gồm: Bệnh hô hấp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ và bệnh tim mạch vành, .v.v...

Tại sao một chế độ ăn uống lành mạnh không phù hợp với người Ấn Độ?

Một số món ăn Ấn Độ.

Theo Tổ chức Nông lương, chế độ ăn uống lành mạnh của người dân Ấn được xem là việc không thể đáp ứng được, khi chi phí của nó vượt quá 63% mức thu nhập của người dân. Ngoài ra, trong báo cáo còn đề cập đến chế độ ăn ít trái cây, rau và ngũ cốc và chế độ ăn nhiều thịt chế biến, thịt đỏ và đồ uống có đường của người dân nơi đây.

Từ thống kê của Báo cáo dinh dưỡng toàn cầu năm 2021 cho biết: "70% người Ấn không có một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong khi tỷ lệ trung bình toàn cầu là 42%".

Trái ngược với tiêu chuẩn của một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ ăn uống của một người Ấn thường thiếu trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Họ chủ yếu đưa việc tiêu thụ cá, sữa và thịt đỏ nằm trong nhóm những món ăn.

Ở Ấn Độ, người lớn từ 20 tuổi trở lên chỉ ăn 35,8g trái cây mỗi ngày so với 200g mỗi ngày và chỉ 168,7g rau mỗi ngày so với mức tối thiểu 300g mỗi ngày.

Theo thống kê, người Ấn chỉ tiêu thụ 24,9g các loại đậu mỗi ngày (25% mục tiêu hàng ngày của họ) và 3,2g các loại hạt mỗi ngày (13% mục tiêu hàng ngày của họ).

Báo cáo cho biết: "Mặc dù có một số tiến bộ, nhưng chế độ ăn uống vẫn không trở nên tốt hơn. Ngoài ra, họ đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về môi trường ngay cả khi mức độ suy dinh dưỡng không thể chấp nhận được vẫn tồn tại trong nước".

Mặt khác, chi phí về con người, môi trường và kinh tế vẫn tiếp tục tăng cao. Thế nhưng, hệ thống lương thực toàn cầu lại không đạt được các mục tiêu của toàn cầu về sức khỏe và môi trường.

Tỉ lệ lạm phát toàn cầu cũng ảnh hưởng đến vấn đề mua thực phẩm của người dân.

Ngoài ra, theo báo cáo, lạm phát chỉ số giá thực phẩm tiêu dùng (CFPI) năm ngoái đã tăng 327% trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bao gồm cả CFPI đã tăng 84%.

Thực phẩm dường như là động lực lớn nhất của lạm phát CPI. Mức lạm phát lương thực cao hiện nay là do chi phí sản xuất tăng cao, giá cây trồng quốc tế tăng cao và những gián đoạn do thời tiết khắc nghiệt.

Richard Mahapatra, quản lý biên tập của Down To Earth, cho biết: "Phân tích dữ liệu của chúng tôi cho thấy giá thực phẩm đã tăng với tốc độ cao hơn ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị". Điều này đã cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề bổ sung thực phẩm đủ chất cho người nghèo ở nông thôn./.

(Theo Indiatimes)

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/hon-71-nguoi-dan-an-do-khong-co-mot-che-do-bua-an-lanh-manh-43687/