Hơn 400 ngôn ngữ cổ đã tuyệt chủng trong thế kỷ XX

Theo hãng tin BBC của Anh, trong thế kỷ qua hơn 400 ngôn ngữ đã bị tuyệt chủng , và ước tính một nửa số ngôn ngữ còn lại của thế giới sẽ bị mai một trong thế kỷ XXI này.

Đảo Northern Isles,Scotland nơi ngôn ngữ Norn của người Viking từng phát triển nở rộ.

Dưới đây là một số ngôn ngữ cổ tiêu biểu đã bị tuyệt chủng hoàn toàn.

1. Norn

Norn là quà tặng của người Viking cho vùng đảo Northern Isles (Orkney và Shetland) của Scotland. Khi người Viking không mang râu, không có những hành động cướp bóc thì họ thực sự được chào đón hòa bình và thân thiện tại những vùng đất đi qua. Lấy ví dụ, theo tờ The Telegraph, tại các đảo Shetland và Orkney, nơi có nhiều người Viking lập trại vào khoảng năm 800 sau CN, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một nền văn minh giao thoa giữ văn hóa của người Viking với văn hóa của người địa phương...

Sau một thời gian dài dưới sự cai trị của người Viking, cuộc sống và ngôn ngữ của Scotland thay đổi đáng kể, nhưng khi văn hóa Viking bị mờ nhạt, ngôn ngữ Scots và tiếng Anh đã thế chân toàn bộ ngôn ngữ Norn. Norn bắt đầu biến mất và sau đó tuyệt chủng hoàn toàn. Theo đồn đoán, một người có tên là Walter Sutherland, qua đời năm 1850 và những người sống ở cực bắc của quần đảo Anh, là những người “chót chét” sử dụng ngôn ngữ Norn.

Rất nhiều ngôn ngữ cổ hiện không còn được sử dụng nữa

Tiếng Norn từng được nói khá phổ biến ở Northern Isles, ngoài khơi phía bắc đảo Anh và Caithness ở viễn bắc Scotland. Khi Orkney và Shetland được Na Uy trao cho Scotland năm 1468-69, nó dần dần bị tiếng Scots thay thế. Thực tế, sự suy sụp của tiếng Norn ở Orkney có thể bắt đầu từ năm 1379 khi quyền cai trị chuyển giao về tộc người Sinclair, và tiếng Scots vươn lên trở thành ngôn ngữ uy tín trong thế kỷ XV. Tại Shetland sự suy sụp của tiếng Norn chậm hơn, nhưng đến cuối thế kỷ XV dân cư hai đảo đã nói song ngữ, nhưng tổng thể, tiếng Scots vùi dập hoàn toàn tiếng Norn và trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính. Trong thực tế tàn dư của Norn vẫn tồn tại trong phương ngữ hiện đại của quần đảo Shetland, bằng chứng, vẫn còn nhiều một số người dân địa phương gây chút bối rối pha lẫn vui vẻ với khách du lịch khi họ sử dụng pha trộn giữa ngôn ngữ hiện đại với ngôn ngữ Norn còn rớt lại.

2. Etruscan, ngôn ngữ cổ của của người Latin

Theo sử sách còn ghi, vào những năm 700-800 TCN, ở miền bắc nước Ý, sau khi sát nhập với La Mã, Etruscans được xem là một vùng đất thịnh vượng, với một ngôn ngữ viết độc nhất, để lại cho đời sau qua những bia mộ xa xỉ của các vị hoàng đế, trong số này có hầm mộ hoàng tử Etruscan. Đây cũng chính là nền văn minh sớm nhất liên quan đến ngôn ngữ và y học. Hiện nay, theo thống kê có rất ít chữ viết của người Etruscan còn lưu lại. Etruscan và Latin là hai ngôn ngữ đã được nói nhiều thời La Mã cổ đại trong cùng một lúc. Nhưng tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ cổ xưa và thịnh hành hơn, còn Etruscan thì bị chính tiếng Latinh lấn át.

Trước khi người La Mã lên nắm quyền vào năm 500 TCN, người Etruscans cai trị phần lớn lãnh thổ nước Ý. Người Etrusca có ngôn ngữ riêng, nền văn minh Etrusca tồn tại từ khoảng thời gian có những bản khắc cổ sớm nhất bằng tiếng Etrusca năm 700 TCN trước khi bị đồng hóa với CH La Mã vào thế kỷ thứ 1 TCN. Thời kỳ hoàng kim , khi Roma và Vương quốc La Mã còn đang ở giai đoạn khai sinh, thì nền văn minh Etrusca đã phát triển rực rỡ với liên minh ba thành phố, Etruria ở thung lũng Po, Latium và Campania. Roma được thành lập ở khu vực trong hoặc gần với lãnh thổ Etrusca. Có bằng chứng cho rằng người Etrusca đã thống trị Roma trước khi bị quân La Mã chiếm đóng năm 396 TCN.

Bằng chứng về ngôn ngữ Etruscan

Khu vực phát triển của nền văn hóa Etrusca tương ứng với nền văn hóa Villanova 800 năm trước đó ở thời đại đồ sắt. Ngôn ngữ Etruscan là một bí ẩn bởi nó không liên quan đến các ngôn ngữ lân cận. Bản khắc chữ còn lại trên các tài liệu cố định là bằng chứng nói về ngôn ngữ này, nó phản ánh thuộc tính ngữ pháp rất đặc biệt so với các ngôn ngữ cùng thời. Việc phát hiện ra một phiến đá sa thạch được ghi 70 chữ cái Etruscan và dấu chấm câu năm 2016 đã giúp giới khảo cổ và ngôn ngữ học hiểu thêm nhiều về ngôn ngữ này, nhưng phần lớn những gì thuộc về ngôn ngữ này đến nay vẫn nằm trong bí ẩn.

3. Eyak, ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), có gần 600 ngôn ngữ trên thế giới nằm trong danh sách bị tuyệt chủng cao, hầu hết nằm ở châu Mỹ. Lý do thật đơn giản, nhiều trẻ em người Mỹ bản địa và ở các quốc gia First Nations (còn gọi là người Anh-điêng, người Inuit hay người Eskimos), những người tạo thành các nhóm thổ dân đầu tiên ở Canada và người Metis, nhóm người tập hợp lại sau sự hình thành của Canada. Phần lớn trẻ được đưa ra khỏi gia đình và gửi đến các trường nội trú ở Canada và Mỹ, nơi bị cấm nói tiếng mẹ đẻ. Hiện tượng này khá phổ biến trong thế kỷ 20, nên nhiều ngôn ngữ thổ dân đã biến mất theo, riêng ngôn ngữ Eyak của người tổ dân Alaska cũng không phải là trường hợp ngoại lệ...

Nữ trưởng tộc Marie Smith Jones và Guillaume Leduey là những người có công duy trì ngôn ngữ Eyak phát triển.

Một nữ trưởng tộc người Eyak, Marie Smith Jones, qua đời năm 2008 ở tuổi 89 là người cuối cùng nói tiếng Eyak, và cũng là người hoạt động không mệt mỏi trong suốt cuộc đời của mình để bảo vệ ngôn ngữ Eyak và của những người Alaskans bản địa khác. Ngoài Marie Smith Jones, còn có một người Pháp tên là Guillaume Leduey cũng là người có niềm đam mê trong việc học và bảo tồn ngôn ngữ nói trên. Ông đã hợp tác với các nhà ngôn ngữ học tại Đại học Alaska để tạo ra cuốn từ điển Anh-Eyak bằng kỹ thuật số. Công việc hiện vẫn đang được Guillaume Leduey thực hiện và hy vọng nhân loại sẽ được thấy một thứ ngôn ngữ cổ xưa nhất được số hóa để giúp những người thổ dân Mỹ hiểu sâu về văn hóa tổ tiên của họ.

4. Coptic

Ngôn ngữ Coptic được coi là liên kết cuối cùng của thế giới hiện đại với nền văn minh Ai Cập cổ đại và là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiếng Ai Cập. Nó thuộc nhánh phía bắc của ngữ hệ Phi-Á, được sử dụng ở Ai Cập cho đến thế kỷ XVII. Người Ai Cập bắt đầu sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp vào thế kỷ I. Hệ chữ viết mới trở thành chữ Coptic, bảng chữ cái cải tiến từ chữ Hy Lạp, có bổ sung thêm sáu hoặc bảy ký tự Demotic nhằm đại diện cho các âm Ai Cập mà tiếng Hy Lạp không có. Hiện, người ta đã xác định được một số phương ngữ của tiếng Coptic, trong đó nổi bật nhất là Sahidi và Bohair.

Tiếng Coptic và tiếng Ai Cập thông dụng (Demotikos) có ngữ pháp liên quan khá chặt chẽ với tiếng Ai Cập Hậu kỳ (viết bằng chữ tượng hình Ai Cập). Tiếng Coptic phát triển mạnh trong vai trò ngôn ngữ văn học từ thế kỷ II đến thế kỷ XIII. Phương ngữ Bohair của thứ tiếng này tiếp tục đóng vai trò ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội Chính thống Coptic. Về sau tiếng Coptic bị tiếng Ả Rập Ai Cập thế chân trong vai trò là ngôn ngữ nói trước khi bị biến mất hoàn toàn.

Theo tờ theo The Atlantic, ngôn ngữ cổ này ban đầu được giới thiệu như một cách dễ dàng dịch các sách kinh thánh từ tiếng Hy Lạp, nhưng Coptic cũng còn bao gồm một nền văn hóa nghệ thuật phong phú và văn học bên ngoài tôn giáo, vì vậy Coptic tuyệt chủng, thế giới sẽ bị mất đi phần lớn những giá trị văn học, nghệ thuật và tôn giáo quý báu. Và sau đó, những nhà thờ Coptic ở Mỹ cũng không còn sử dụng ngôn ngữ trong công việc của mình nữa.

Văn bản ngôn ngữ Coptic có niên đại thế kỷ thứ IV-V

Đến nay đã có nhiều nỗ lực để làm sống lại ngôn ngữ này. Ví dụ, một số nơi ở Ai Cập, các lớp học Coptic vẫn có sẵn, nhưng người ta vẫn thờ ơ. Thế giới hiện đại sẽ mất đi mối liên quan với nền văn minh Ai Cập cổ đại và các giá trị vô giá khác, đặc biệt là nền văn hóa Ai Cập cổ đại và bí ẩn mà người hiện đại vẫn chưa hiểu hết.

KHẮC DUY Theo Grunge.com- 10/2018

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/hon-400-ngon-ngu-co-da-tuyet-chung-trong-the-ky-xx-post231440.html