Hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam và thế giới trong 'Đại lộ di sản'

Là hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019, chương trình 'Đại lộ di sản' do Đài Truyền hình Việt Nam và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tối 12/5 tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc, Hà Nam với nhiều màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc và hoành tráng.

Tam Chúc là nơi lý tưởng để các nghệ sĩ “chơi” nghệ thuật ánh sáng và âm thanh cùng phong cách dàn dựng mới lạ. Ảnh: vietnamnet

“Đại lộ di sản” là chương trình hoàn toàn mới do Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Là chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm giới thiệu đến khán giả những di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam cũng như quốc tế với sự tham gia của 8 đoàn nghệ thuật đến từ 8 nước châu Á cùng 300 tăng ni, 120 diễn viên của Việt Nam. Đây là sân khấu nghệ thuật có bối cảnh lớn nhất trong các kỳ Vesak đã khiến người xem mãn nhãn.

Ảnh: qdnd

Với “Đại lộ di sản”, âm nhạc, nghệ thuật như một thứ tín ngưỡng chia sẻ tâm tư, tình cảm, ước mơ của con người. Nội dung chương trình thể hiện triết lý về sự từ bi, tính thiện trong Phật giáo đã được thể hiện thông qua các câu chuyện về di sản liên quan đến văn hóa Phật Giáo, văn hóa dân gian bắt nguồn từ cộng đồng, từ đời sống. Vì vậy, chương trình gồm 2 phần.

Các đoàn nghệ thuật đã mang đến những tinh hoa nghệ thuật của quốc gia mình, trong đó mỗi tiết mục đều ẩn chứa một câu chuyện về tôn giáo, xứ sở và con người tại những quốc gia khác nhau trên thế giới từ xưa cho đến ngày nay. Ảnh: vietnamnet

Phần I có chủ đề: “Việt Nam - Đất Phật ngàn năm”, đề cập tới hành trình triết lý Phật giáo đi vào đời sống dân gian; được mở màn bằng đoàn rước từ từ đi lên từ mặt nước. Không gian chùa Tam Chúc vô cùng lung linh với hình ảnh ánh sáng chiếu rọi vào 6 quả núi và hơn 2 vạn bông hoa đăng.

Ảnh: qdnd

Sân khấu nổi lên vô cùng huyền bí, khách tham dự có cảm giác một ngôi chùa đang mọc lên từ biển cả bao la. 300 tăng ni từ từ tiến vào sân khấu cùng các ca sĩ Ngọc Sơn, Quách Tuấn Du, Đông Hùng, Ngọc Khuê, Khánh Linh thể diện bài hát Việt Nam Phật giáo rạng ngời và màn múa Cờ Phật.

Biên đạo múa Trần Ly Ly đã khiến người xem trầm trồ bởi phần dàn dựng màn múa Khai giác cho hơn 100 diễn viên múa chuyên nghiệp... Ảnh: vietnamnet

Đồng thời, màn hình hiện lên là nền đá nham thạch miêu tả các sự tích của Đức Phật tại khu du lịch Tam Chúc cùng với bài ca cổ "Chuyện Phật Thích Ca giáng trần" được soạn lời mới từ Thượng tọa Thích Nhật Từ khiến người xem, ai cũng muốn một lần được đặt chân tới ngôi chùa tuyệt đẹp này.

“Lục cúng hoa đăng” là 6 lần cúng, tương ứng với mỗi lần cúng là dâng lên một thứ lễ vật như: Hương, Hoa, đăng, trà, quả, thực.

Theo đó, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã kết hợp với văn hóa bản địa để tạo ra nét riêng vừa dân dã, lại vừa hàn lâm cho Phật giáo Việt Nam. Trong nhiều giai đoạn phong kiến như Ngô - Đinh - Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo được coi là quốc giáo. Từ đó cho đến nay, mỗi ngôi làng của người Việt đều ẩn hiện hình bóng của những ngôi chùa, chú tiểu, những phật tử thành kính trước Đức Phật. Triết lý Phật giáo đi vào đời sống dân gian vô cùng giản dị và sinh tồn cùng dân tộc, hướng con người đến cuộc sống nhân văn.

Ảnh: qdnd

Phần II có chủ đề: “Đại lộ di sản” thể hiện những câu chuyện về di sản của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới hướng con người đến với giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Tại sân khấu của ngôi chùa lớn nhất thế giới Tam Chúc, khán giả được hòa mình vào không khí lễ hội đậm đặc màu sắc văn hóa được các nước.Tiết mục Nirvana do đoàn nghệ thuật Aniruddha Das & Group biểu diễn khiến người xem thấy được nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ - quê hương của Phật giáo. Những điệu múa cổ điển nhất của Ấn Độ thể hiện những câu chuyện Phật giáo. Và điệu múa Odissi là một trong bảy điệu múa cổ điển của Ấn Độ, là di sản văn hóa của quốc gia.

Múa Onden Onden do đoàn nghệ thuật Indonesia biểu diễn.

Đến với chương trình “Đại lộ di sản”, các đoàn nghệ thuật đã mang đến những tinh hoa nghệ thuật của quốc gia mình, trong đó mỗi tiết mục đều ẩn chứa một câu chuyện về tôn giáo, xứ sở và con người tại những quốc gia khác nhau trên thế giới từ xưa đến nay.

iết mục Nirvana do đoàn nghệ thuật Aniruddha Das & Group biểu diễn khiến người xem thấy được nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ - quê hương của Phật giáo. Ảnh: vietnamnet

Tiết mục The Defeat of Mara do đoàn nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa Thái Lan. Ảnh: vietnamnet

Thông qua chương trình này, Ban tổ chức mong muốn “Đại lộ di sản” sẽ trở thành cuốn album nghệ thuật văn hóa truyền thống của các nước, và “cuốn album” này còn tiếp tục được ghi dấu những trang tiếp theo trong lòng khán giả để cùng nhau bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc. Bởi Di sản văn hóa chính là nơi thể hiện rõ nét nhất hồn cốt của một dân tộc. Mỗi di sản đều có điểm phát tích, có những thăng trầm gắn với lịch sử và văn hóa của mỗi quốc gia. Bảo vệ di sản chính là bảo vệ văn hóa của quốc gia đó.

Tiết mục Suo Nan Zhi của đoàn nghệ thuật Trung Quốc. Ảnh: vietnamnet

Và chương trình nghệ thuật “Đại lộ di sản” đã khép lại bằng màn biểu diễn “Hòa tấu âm nhạc dân tộc” do Dàn nhạc dân tộc Việt Nam biểu diễn kết hợp màn trình diễn pháo hoa tại không gian chùa Tam Chúc đã thực sự để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng mạnh mẽ với mỗi đại biểu và du khách.

iết mục múa Awa Odori và các nhạc cụ do đoàn nghệ sĩ Nhật Bản - KINARI biểu diễn. Lễ hội nhảy múa Awa Odori Matsuri được cho là bắt nguồn từ năm 1586. Điệu múa “Awa Odori” truyền thống thể hiện tinh thần của đất nước võ sĩ đạo theo nhịp điệu của samisen, trống, chuông và sáo. Ảnh: vietnamnet

P.V

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/hoi-tu-tinh-hoa-van-hoa-viet-nam-va-the-gioi-trong-dai-lo-di-san-post61851.html