'Hơi thở của quỷ' là gì khiến khách tới Đà Lạt 'hao' tài sản?

Ở Việt Nam, rất nhiều vụ án nạn nhân bị thôi miên đến vô thức đã tự lấy tiền vàng, tháo nhẫn, dây chuyền… 'tình nguyện' đưa cho người lạ đã được liên hệ với với scopolamine (còn gọi là hơi thở của quỷ).

Theo tin tức trên Tuổi Trẻ, hiện nay trên các tuyến xe khách đến Đà Lạt nổi lên tình trạng cướp tài sản bằng cách dùng thuốc mê. Thực tế, kẻ cướp có thể có thể đã dùng một thứ thuốc gọi là scopolamine.

Chất độc scopolamine, chiết xuất từ cây Borrachero (hay còn gọi là cây hơi thở của quỷ), xuất xứ từ Colombia đã được bọn tội phạm dùng để vô hiệu hóa các nạn nhân cho mục đích hãm hiếp, cướp giật…

Scopolamine có thể gây ảo giác, làm mất đi thần trí, đưa con người vào trạng thái như bị thôi miên, bị đánh thuốc mê.

Scopolamine có thể gây ảo giác, làm mất đi thần trí, đưa con người vào trạng thái như bị thôi miên, bị đánh thuốc mê.

Tại Việt Nam, loại cây có hoa rất giống với cây hơi thở của quỷ mọc khá phổ biến tại xứ lạnh như Đà Lạt và Sa Pa. Tại những nơi này, chúng được người dân gọi bằng một số tên như hoa loa kèn hay hoa kèn của thiên thần (một vài người còn nhầm lẫn với hoa chân bê).

Về màu sắc, hoa của loại cây giống với cây hơi thở của quỷ mọc tại Đà Lạt và Sa Pa có màu từ trắng tinh đến vàng nhạt, vàng rực rỡ, trắng phớt cam và vàng xen lẫn hồng đỏ. Đặc biệt, hoa mọc chúi xuống đất rất giống với cây scopolamine.

Vào năm 2013, một số người tại chùa Kỳ Quang (Đức Trọng, Lâm Đồng) vì thấy… hoa đẹp nên một người có hái khoảng hai chục bông loa kèn nói trên nhúng ăn thử trong bữa lẩu chay tại chùa. Theo những người có mặt tại bữa ăn kể lại, do thấy hoa lại nên chỉ có một số người dám ăn thử. Khi mới nhúng lẩu ăn, những người ăn hoa nói rằng hoa có vị rất ngon, ngọt và giòn.

Tuy nhiên, chỉ 15 phút sau, tất cả năm người tham gia ăn thử loài hoa này đều có triệu chứng giống nhau (có người nhẹ, người nặng do số lượng hoa ăn vào) như không kiểm soát được hành vi, la hét, nói năng lảm nhảm, khó tiểu, nhịp tim nhanh... Sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, bác sĩ cho biết những người này đã bị trúng một loại độc dược có khả năng gây ảo giác.

Theo nhiều tài liệu, chiết xuất scopolamine từ cây borrachero đã được một số cá nhân, tổ chức sử dụng trong nghiên cứu, phục vụ khoa học từ những năm 1880.

Cụ thể, năm 1880, scopolamine đã được phát hiện bởi nhà khoa học người Đức Albert Ladenburg. Với thuộc tính dễ tan trong nước, khó bị phát hiện, bọn tội phạm đã sử dụng scopolamine để pha vào nước uống, trộn với đồ ăn để "đầu độc" đối tượng.

Trên thế giới, chiết xuất từ hạt 'hơi thở của quỷ' đã được biết đến và sử dụng từ những năm 1880. Hình minh họa.

Khi chất độc này đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng đưa nạn nhân vào tình trạng vô thức. Nạn nhân sẽ nghe, làm theo theo lời người đối diện một cách vô điều kiện. Đáng sợ hơn, phụ nữ khi rơi vào tình trạng vô thức khi nhiễm độc dược này nếu bị cưỡng hiếp tập thể họ cũng không hề hay biết. Tất cả nạn nhân của scopolamine sau khi tỉnh dậy đều không thể nhớ được bất cứ chuyện gì trong khoảng thời gian mình bị trúng độc.

Thảo Nguyên (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/hoi-tho-cua-quy-la-gi-khien-khach-toi-da-lat-hao-tai-san-1318735.html