Hồi sinh loài thực vật cổ sinh

Cây thủy tùng (còn gọi là thông nước) thuộc 'nhóm 1A', loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam, được xếp vào diện cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Cây thủy tùng cổ thụ khoảng 500 tuổi tại khu bảo tồn Trấp K’sor, huyện K rông Năng. Ảnh: H.L

Trước lời đồn đại gỗ thủy tùng có thể chữa ung thư, trừ tà ma... của nhiều người đã đẩy loài cây này đến bờ tuyệt chủng. Từ thực tế đó, Ban Quản lý Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước (thủy tùng) Đắk Lắk luôn cử lực lượng 24/24 để bảo vệ những cây thủy tùng cổ thụ cuối cùng ở Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, thủy tùng chỉ còn phân bố ở hai quần thể tự nhiên tại Đắk Lắk gồm xã Ea Ral, huyện Ea H’leo với 140 cây, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng 21 với cây.

Ban Quản lý Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước (thủy tùng) Đắk Lắk cho biết, số cây thủy tùng hiện còn trong các Khu bảo tồn Ea Ral và Trấp K’sor chỉ là quần thể nhỏ với mật độ 40-50 cây/1.000 m2 nên không thể thụ phấn. Một điều kỳ lạ nữa là hoa thủy tùng không có hạt nên cây không thể thụ phấn. Ảnh: H.L

Từ câu chuyện hoa thủy tùng không có hạt phấn, nhiều năm nay các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm câu trả lời vậy thủy tùng không thể thụ phấn thì loại thực vật cổ sinh này từ đâu đến và chúng phát triển như thế nào trong tự nhiên.

Một cây thủy tùng 4 người ôm không xuể tại huyện Krông Năng. Ảnh: H.L

Ông Võ Thành Tám – Trạm trưởng Trạm QLBT Ea Ral cho biết, trong khi chờ đợi các nhà khoa học giải thích quá trình hình thành và phát triển của loài thủy tùng, đơn vị đang tiến hành “hồi sinh” loài thực vật cổ sinh bằng nhiều cách khác nhau. Theo đó, các phương pháp như ghép chồi vào rễ thở (rễ nổi mặt nước giúp cây hô hấp – PV), nuôi cấy mô và giâm hom đã được thực hiện và cho kết quả khả quan. Ảnh: H.L

Hữu Long

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/lao-dong-doi-song/hoi-sinh-loai-thuc-vat-co-sinh-575101.ldo