Hội sân khấu TP Cần Thơ tổng kết cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu ngắn năm 2020: Những phác thảo đậm tính nhân văn từ trái tim người cầm bút !

Hơn 30 tác phẩm tham gia cuộc thi lần này, dù đó là những tác phẩm của loại hình sân khấu ngắn, nhưng rõ ràng sự hạn chế thời lượng không làm cho các cây bút viết về những nhân vật, sự kiện, diễn ra trong đời sống xã hội được chắt chiu qua góc nhìn của tác giả bị mai một mà trái lại nó như những phác thảo chấm phá với nhiều gam màu tạo nên bức tranh đẹp về đất và người Cần Thơ trong cuộc sống. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng chính là sự phấn đấu hoàn thiện bản thân, kiên định lập trường, nhân bản tình tình yêu thương con người, yêu thương quê hương đất nước theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Bác Hồ kính yêu.

Nhà văn Nguyễn Trung Nguyên (đứng giữa) đoạt giải nhì với tác phẩm “Thế hệ thứ ba”

Nhà văn Nguyễn Trung Nguyên (đứng giữa) đoạt giải nhì với tác phẩm “Thế hệ thứ ba”

Quang cảnh tổng kết và trao giải cuộc thi Thành phố Cần Thơ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020 do Hội sân khấu TP Cần Thơ tổ chức

Với chủ đề “Thành phố Cần Thơ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Cuộc thi sáng tác kịch bản Sân khấu ngắn năm 2020 do Hội sân khấu thành phố Cần Thơ phát động đã thu hút trên 30 tác phẩm của 20 tác giả tham gia. Đây một cuộc thi truyền thống hàng năm của Hội sân khấu thành phố, tuy nhiên cái khó của cuộc thi lần này là tác phẩm dự thi thuộc loại ngắn! Cái sự ngắn (bị khống chế thời lượng) là một điều khá “nhọc nhằn” của người viết, nó đòi hỏi sự cân nhắc, chọn lọc và chắt chiu từng chi tiết đắt giá để làm sao thông qua tác phẩm, người viết gửi gắm trọn vẹn tình cảm, ý tưởng của mình, mặc khác, chủ đề cuộc thi thuộc dạng cực kỳ phong phú và đa dạng trong đời sống.

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mà tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thì mênh mông, phong phú và bao giờ cũng đậm triết lý nhân văn, bao la tình yêu thương con người, quê hương đất nước. Chính cái “mênh mông” và phong phú đó đã được các tác giả cụ thể hóa bằng những nhân vật, cốt truyện.. nhen nhóm lên lòng trắc ẩn, sự yêu thương giửa con người với con người, con người với với quê hương, xứ sở, khẳng định lập trường kiên định đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn như trong phát biểu tổng kết cuôc thi của Chủ tịch Hội sân khấu thành phố Nguyễn Hoàng Dũ:

…“Nhìn vào số lượng tác phẩm gởi tham gia cuộc thi chúng ta nhận thấy đây là tâm huyết của các tác giả đã gởi gấm cả trái tim mình vào trong từng tác phẩm, bởi vì khai thác chủ đề đã khó, thể hiện tròn vẹn và làm phong phú chủ đề lại càng khó hơn.

Trong cuộc thi năm nay đề tài“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được viết theo thể loại kịch bản sân khấu ngắn. Các tác phẩm được khắc họa từ góc nhìn, cảm nhận khác nhau, từ những thực tế trong cuộc sống và sự phát triển của đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, các tác giả đã thể hiện tương đối rõ nét qua từng tác phẩm tràng đầy tính sáng tạo, tươi mới như Tác phẩm :“Vết sẹo không còn đau”, xây dựng hình tượng người chiến sĩ công an trong việc cảm hóa tội phạm bằng những hành động quyết liệt nhưng đầy tính chất nhân văn . Một lần nữa như để khẳng định rằng “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” mãi mãi là kim chỉ nam soi đường, dẫn lối trong suy nghĩ và hành động của mỗi con người chúng ta.

Tác phẩm: “Thế hệ thứ ba” kể về nỗi trăn trở của một sĩ quan chế độ củ, sau bốn mươi lăm năm thống nhất đất nước vẫn chưa có hòa nhập vì sự tự ti mặc cảm với bản thân. Cái hay của tác giả là chọn một cái kết mở để người sĩ quan ấy gậm nhấm nỗi suy tư sau khi nghe kể về hành động dũng cảm của người chiến sĩ giải phóng quân đã giúp vợ mình vượt cạn thành công và anh đã anh dũng hy sinh dù biết đây là vợ một sĩ quan ở bên kia chiến tuyến.

Tác phẩm :“Chuyện cái hàng rào” thuộc mảng đề tài : Xây dựng Nông thôn mới .Thêm một lần nữa tác phẩm khẳng định : Chỉ có ý Đảng, lòng dân mới là chìa khóa mở đầu cho mọi sự thành công. Như Bác Hồ thường nói “Dể trăm lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Tác phẩm : “Giàu lòng nhân ái” là người thật việc thật kể về chủ doanh nghiệp Lư Hớn Kia ngụ tại phường Lê Bình quận Cái Răng, anh từ hai bàn tay trắng đi lên nhưng với nghị lực và niềm tin đã giúp anh vượt qua tất cả. Giờ đây khi đã là chủ một doanh nghiệp thành đạt vẫn không quên thưở cơ hàn bằng việc thực hiện những việc làm thiện nguyện .

Tác phẩm : “ Nợ một ân tình” lại một hình tượng người chiến sĩ Công An nhưng khai thác ở một góc độ khác . Xuất thân từ trại mồ côi nhưng bằng sự phấn đấu không mệt mỏi Phong trở thành cán bộ trại giam . Trong vụ án buôn bán ma túy khi trực tiếp hỏi cung tội phạm dù nhận ra người quen vẫn không dung túng bao che mà thực thi hết trách nhiệm và cảm hóa đối tượng bằng những việc làm, hành động chính đáng . Và cái kết đẹp là tình người dù cho vật đổi, sao vời vẫn gắn bó keo sơn .

Tác phẩm : “Bông Hồng Thép” khai thác chủ đề đấu tranh chống tiêu cực mà nhà báo Liên Liên là chủ thể điển hình. Một lần nữa tác giả khẳng định rằng: Dù kẻ xấu có thực hiện mọi mưu mô xảo quyệt nhưng trái tim người làm báo vẫn kiên định một lập trường…”

Có thể nói rằng hơn 30 tác phẩm tham gia cuộc thi lần này, dù đó là những tác phẩm của loại hình sân khấu nhưng rõ ràng sự hạn chế thời lượng không làm cho các cây bút viết về những nhân vật, sự kiện, diễn ra trong đời sống xã hội được chắt chiu qua góc nhìn của tác giả bị mai một mà trái lại nó như những phác thảo chấm phá với nhiều gam màu tạo nên bức tranh đẹp về đất và người Cần Thơ trong cuộc sống mà ở đó kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng chính là sự phấn đấu hoàn thiện bản thân, kiên định lập trường, nhân bản tình tình uyê thương con người, yêu thương quê hương đất nước theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của bác hò kính yêu.

Nhà văn Nguyễn Trung Nguyên đoạt giải Nhì với tác phẩm “Thế hệ thứ ba” chia sẽ với vanhien.vn rằng: Chúng tôi đến với cuộc thi bằng tâm thế của người cầm bút, thiết tha với xứ sở quê hương, với chủ đề cuộc thi mới nghe qua tưởng như một cái gì đó rất ư là khó khăn đối với thể loại kịch bản sân khấu ngắn, nhưng thực ra thì cái mà chúng ta học tập theo tấm gương của Bác thì muôn vàn, và dường như nó là cài gì đó rất đời thường, rất bình dị, bởi sự định hình và sức lan tỏa về tư tưởng, phong cách, đạo đức của Bác đã đi vào đời thường, thấm đẫm triết lý nhân văn và người cầm bút bằng chính sự nhạy cảm của mình sẽ bắt gặp bất cứ nơi đâu trong đời sống.

Cuộc thi đã khép lại với 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 05 giải khuyến khích được trao cho các tác giả.

Huỳnh Khành Hưng

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/hoi-san-khau-tp-can-tho-tong-ket-cuoc-thi-sang-tac-kich-ban-san-khau-ngan-nam-2020-nhung-phac-thao-dam-tinh-nhan-van-tu-trai-tim-nguoi-cam-but-80562