Hội Nước mắm Phú Quốc vui mừng vì dự thảo tiêu chuẩn tạm dừng

Chiều ngày 12/3, tại UBND huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Hội Nước mắm Phú Quốc phối hợp với UBND huyện Phú Quốc tổ chức hội nghị góp ý dự thảo tiêu chuẩn nước mắm.

Đây là hội nghị góp ý "dự thảo cuối" của bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12607:2019 mà theo các doanh nghiệp nước mắm truyền thống thì bộ tiêu chuẩn này đang "bức tử" nước mắm truyền thống, không có một điều khoản nào liên quan đến nước mắm truyền thống.

Cơ sở sản xuất nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn.

Cơ sở sản xuất nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn.

Ngay trong buổi sáng cùng ngày Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, tạm dừng thủ tục công bố TCVN 1607:2019 về quy phạm sản xuất nước mắm, để tiếp tục xin ý kiến. Trước thông tin trên, tất cả hội viên Hội Nước mắm Phú Quốc tỏ ra rất vui mừng.

Năm 2018, nước mắm Phú Quốc được làng nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc có trên 200 năm hình thành và phát triển. Nước mắm Phú Quốc không những nó có giá trị về văn hóa mà còn là sản phẩm du lịch của biển đảo quê hương.

Khách tham quan cơ sở làm nước mắm.

Hơn 50 doanh nghiệp sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện đảo, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu lít nước nắm từ 20-43 độ đạm, mang lại doanh thu trên 600 tỷ đồng, tạo công an việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Không chỉ vậy, nước mắm Phú Quốc đã mang văn hóa của người Việt đi khắp 5 châu; sản phẩm nước mắm Phú Quốc trở thành niềm tự hào của người Việt Nam trên khắp thế giới.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC

Nước mắm Phú Quốc có lịch sử hình thành và phát triển trên 200 năm, lúc bấy giờ người dân trên đảo sống chủ yếu bằng hai nghề chính đó là khai thác hải sản và săn bắn thú rừng, một số người dân sống ven biển đã biết khai thác gỗ trên rừng để chế tạo ra những con thuyền nhỏ rất thô sơ để phục vụ đánh bắt cá, nhu cầu đánh bắt cá của họ chủ yếu là đánh bắt cá tươi để phục vụ ăn uống hằng ngày, do đánh bắt cá có sản lượng ngày càng nhiều ăn không hết để cá bị ươn không sử dụng được, người dân nơi đây cũng đã nghĩ cách bảo quản cá để được sử dụng lâu dài hơn, bảo quản cá sử dụng cho những ngày có mưa bảo đánh bắt không được, phục vụ cho những chuyến đi rừng khai thác gỗ, có khi đi hàng tháng trời trên rừng thức ăn của họ không đủ nhất là cá biển, từ những nguyên liệu thô như muối biển họ ướp cá trong những chum, am sành đã để ăn lâu dài hơn và cứ thế khi cá đánh bắt được họ ướp muối trong am sành để bảo quản, qua một thời gian cá ướp muối trong am sành có mùi thơm bốc lên và ăn rất ngon từ đó họ bắt đầu nghĩ đến việc làm nước mắm, ban đầu thì làm trong các am chum nhỏ, sau từ từ hình thành thùng gỗ chượp cá thùng nhỏ khoảng 2-3 tấn dần dần lớn hơn 5-6 tấn cá, gỗ để đóng thùng là gỗ bời lời, hỗ phát, dên dên được khai thác trên rừng…và dùng những sợi mây đang vòng tròn thùng lại, gỗ và sợi mây chủ yếu tại Đảo, cá cơm làm nước mắm là cá cơm than, phấn chì, sọc tiêu, cá cơm được khai thác quanh năm, nhưng thời vụ cá đạt chất lượng nhất là vào khoảng 4 tháng dương lịch (tháng 6 -10 âm lịch) lúc đó cá làm nước mắm mới có chất lượng tốt nhất. Cá được trộn với muối tỷ lệ 3 cá 1 muối thời gian ủ chượp từ 10 tháng trở lên trong môi trường lên men hoàn toàn tự nhiên không dùng bất kỳ enzyme phân giải để rút ngắn thời gian lên men, sau đó tháo trộn cho ra thành phẩm gọi là nước mắm, nước mắm có mùi thơm nhẹ, màu nâu cánh gián, vị mặn đầu lưỡi, hậu ngọt. Người dân nơi đây còn sử dụng nước mắm để uống chóng lạnh cho những chuyến đi biển và khi lặng sâu, ngâm mình dưới biển.

Dần dần nước mắm Phú Quốc nhiều người biết đến nước mắm không những tiêu thụ trong nước mà còn bán sang các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan …, đến thập niên 1950 nước mắm Phú Quốc bắt đầu nổi tiếng và được xuất khẩu sang một số nước Châu Âu như Pháp, Đức …

Nước mắm Phú Quốc thời kỳ phát triển mạnh và hưng thịnh là bắt đầu từ năm 1945 đến nay và một điều quan trọng từ năm 1998 được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, Bộ Thủy sản cùng với tỉnh Kiên Giang tiến hành lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý, đến ngày 01/6/2001 nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên được đăng bạ ở Việt Nam, Tháng 7/2013 Liên minh châu Âu (EU) đã trao chứng nhận tên gọi xuất xứ “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm Việt Nam tại Brussels (Vương quốc Bỉ). Tháng 8/2013 Bộ Công Thương đã trao lại chứng nhận này cho đại diện UBND huyện đảo Phú Quốc và Hội Nước mắm Phú Quốc, từ đó sản phẩm nước mắm Phú Quốc được bảo hộ và phát triển đến ngày hôm nay.
Nguồn: Hội nước mắm Phú Quốc

Thế Thanh

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/hoi-nuoc-mam-phu-quoc-vui-mung-vi-du-thao-tieu-chuan-tam-dung-1127/