Hội chứng Stockholm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bằng cách nào?

Hội chứng Stockholm là một trong những bệnh đặc biệt của ngành tâm lý tội phạm. Vậy hội chứng này là gì? Biểu hiện ra sao?

Nội dung:

1. Hội chứng Stockholm là gì?
2. Biểu hiện của hội chứng
3. Nguyên nhân
4. Phương pháp chẩn đoán
5. Biện pháp chữa trị

Đối với hội chứng Stockholm, nạn nhân bị lạm dụng có thể thấy đồng cảm với kẻ giam cầm họ. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với sự sợ hãi, kinh hoàng hoặc thậm chí căm ghét mà mỗi khi nhắc đến tâm lý của các nạn nhân bình thường. Một số phim về hội chứng Stockholm bạn có thể tham khảo là: ''3096 ngày'', ''Tom on the farm'', ''King Kong'',... để hiểu hơn về hội chứng này.

1. Hội chứng Stockholm là gì?

Hội chứng Stockholm hay còn gọi là hội chứng thích bị ngược đãi. Đây là phản ứng tâm lý diễn ra khi nạn nhân của một vụ bắt cóc có liên kết về tâm lý với những kẻ bắt cóc hay lạm dụng hoặc giam giữ họ. Mối liên hệ này hình thành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay nhiều năm bị giam cầm, lạm dụng.

Theo thời gian, một số nạn nhân sẽ bắt đầu có những tình cảm tích cực đối với chính kẻ bắt cóc. Họ thậm chí có thể đồng cảm với những kẻ đó, thậm chí hình thành những cảm giác theo hướng tiêu cực đối với cảnh sát hay với những người đang cố gắng giúp đỡ cho họ. Điều này chỉ xuất hiện ở một số ít nạn nhân và đến nay, các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thể tìm được lý do khiến các con tin mắc phải hội chứng Stockholm.

Nhiều chuyên gia tâm lý học coi hội chứng này là một cơ chế phản vệ tự đối phó hay một cách để giúp con tin điều trị chấn thương về tâm lý trong hoàn cảnh này. Hội chứng này trái ngược với hội chứng Lima khi kẻ bắt cóc bắt đầu hình thành tâm lý thông cảm.

Ngoài hội chứng Stockholm thì tâm lý còn có thể xuất hiện một số bệnh khác. Tìm hiểu thêm bài viết: Anxiety là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về căn bệnh tâm lý này.

Hội chứng Stockholm hay còn gọi là hội chứng thích bị ngược đãi (Nguồn: Internet)

Hội chứng Stockholm hay còn gọi là hội chứng thích bị ngược đãi (Nguồn: Internet)

2. Biểu hiện của hội chứng

Hội chứng Stockholm có thể xác định thông qua ba biểu hiện riêng biệt là:

Nạn nhân bắt đầu có những cảm xúc tích cực đối với những kẻ đang giam giữ hay ngược đãi họ. Như đã nói trên, nạn nhân hình thành những cảm xúc tiêu cực đối với cảnh sát, cơ quan chức năng hay với người đang cố gắng giải thoát họ. Thậm chí họ còn từ chối hợp tác chống lại những kẻ này.

Nạn nhân bắt đầu tự nhận thức kẻ bắt giữ họ có cùng mục tiêu và quan điểm như mình. Những cảm xúc này thường diễn ra khi nạn nhân trong tình trạng sợ hãi.

Ví dụ: nạn nhân thường cảm thấy bị đe dọa bởi kẻ bắt giữ họ, tuy nhiên họ cũng tin tưởng vào chúng để tồn tại. Nếu kẻ bắt cóc thể hiện sự tử tế với nạn nhân, họ có thể cảm thấy tích cực đối với kẻ đó vì “lòng trắc ẩn” này. Sau quá trình, nhận thức đó dần định hình lại suy nghĩ của nạn nhân và có xu hướng làm sai lệch cách nhìn nhận về kẻ bắt cóc.

Bên cạnh bắt cóc còn có rất nhiều các hoàn cảnh khác của hội chứng này:

- Các mối quan hệ bị lạm dụng: Nhiều nghiên cứu nói rằng những người bị lạm dụng có thể có xu hướng hình thành tình cảm gắn bó với kẻ bạo hành họ. Lạm dụng tình dục, thể chất và tình cảm, hay thậm chí loạn luân, có thể diễn ra trong nhiều năm. Qua giai đoạn này, nạn nhân có thể nảy sinh cảm xúc tích cực hay cảm thông với kẻ lạm dụng họ.

- Lạm dụng trẻ em: Những kẻ lạm dụng thường đe dọa nạn nhân bằng bạo lực, thậm chí dẫn tới tử vong. Lúc này, nạn nhân có thể cố gắng tránh làm chúng nổi điên bằng cách nghe lời. Còn kẻ bạo hành cũng có giả tạo thể hiện lòng tốt dẫn đến trẻ cảm thấy bối rối và làm chúng không hiểu được bản chất tiêu cực của mối quan hệ.

- Buôn bán phụ nữ, trẻ em: Những người bị buôn bán thường dựa vào những kẻ lạm dụng họ để được cung cấp những nhu cầu thiết yếu, như thức ăn và nước uống. Khi những kẻ bạo hành cung cấp điều đó, nạn nhân có thể bắt đầu phát triển cảm xúc tích cực và dần tin vào những kẻ bạo hành. Họ cũng có thể chống lại việc hợp tác với cảnh sát vì sợ bị trả thù hoặc nghĩ rằng họ phải bảo vệ những kẻ lạm dụng để bảo vệ chính mình.

- Huấn luyện thể thao: Một số mối quan hệ giữa huấn luyện viên và người tập có thể trở thành tiêu cực mà không hề nhận thức được, thậm chí có thể trở thành lạm dụng. Vận động viên có thể cho rằng hành vi của huấn luyện viên là vì lợi ích của họ và điều này có thể trở thành một dạng của hội chứng Stockholm.

Nạn nhân có những cảm xúc tích cực đối với những kẻ ngược đãi họ (Nguồn: Internet)

3. Nguyên nhân

Để hiểu rõ được lý do chính xác đằng sau hội chứng này cần rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên qua nhiều năm, một số yếu tố dưới đây được ghi nhận là lý do gây ra hội chứng Stockholm:

Nạn nhân tự cảm thấy thấy kẻ bắt cóc cho họ sống bằng cách không giết họ. Điều này sẽ làm cho nạn nhân nhìn theo xu hướng tích cực. Khi những kẻ bắt cóc cho các nạn nhân ở môi trường tốt, nạn nhân thấy họ được đối đãi tốt vì bình thường họ tự cho rằng kẻ bắt cóc sẽ đối xử với họ rất thậm tệ, độc ác.

Những nạn nhân bị giam cầm hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài. Do đó dễ làm cho họ thấy quan điểm của kẻ bắt cóc và họ tự hình thành những suy nghĩ và lý do mà kẻ bắt cóc buộc phải phạm tội. Vì thế, họ cố gắng giúp chúng và trở nên thông cảm với các lý do phạm tội.

Những người bị bắt cóc bắt đầu phát triển một kết nối tâm lý hoặc cảm xúc với kẻ bắt cóc họ. Khi sống với nhau trong nhiều ngày có thể làm nạn nhân và kẻ bắt cóc gần gũi, phát triển kết nối tâm lý và thậm chí là chia sẻ những lợi ích chung.

Nạn nhân thường dễ hình thành những hành động để làm hài lòng kẻ bắt cóc họ. Lúc đầu, đây là một điều cần thiết và những nạn nhân bắt buộc phải đứng về phía chúng để không bị cư xử khắc nghiệt hay thậm chí bị giết. Tuy nhiên khi điều này trở thành thói quen, nó tiếp tục diễn ra cho dù không còn đe dọa nào.

Nạn nhân phát triển trạng thái phụ thuộc vào kẻ bắt cóc. Điều này thường diễn ra khi họ không có người thân để quay lại. Trong trường hợp kẻ bắt cóc đã giết người thân của họ, nạn nhân cảm thấy chán nản và cần thức ăn và nơi trú ẩn. Điều này vô hình trở thành một lý do ngay cả khi không còn mối đe dọa từ phía kẻ bắt cóc.

4. Phương pháp chẩn đoán

Hãy tìm gặp bác sĩ tâm lý nếu thấy bản thân có những dấu hiệu trên (Nguồn: Internet)

Để nhận định hội chứng này, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tiền sử, quan sát và khám toàn diện. Nếu không có dấu hiệu bất thường, thương tích thì không cần phải lo lắng, không cần xét nghiệm.

Người bị bệnh này có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống lo âu hay thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc không phải là phương pháp chính trong hội chứng này.

5. Biện pháp chữa trị

Điều trị tâm lý cho các rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể giúp cải thiện các vấn đề tức thời. Liệu pháp tâm lý dài hạn có thể giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn nữa.

Các nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu có thể chỉ dẫn cho người bệnh các cơ chế đối phó lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh còn được hướng dẫn các công cụ phản hồi để giúp hiểu chuyện gì đã xảy ra, cách đối mặt với nó. Điều này sẽ giúp bạn hiểu những gì đã xảy ra không phải là lỗi của bản thân.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng Stockholm để bạn có thêm thông tin. Việc phát hiện sớm và kịp thời điều trị tâm lý sẽ mang lại tác dụng tốt cho cả người bệnh và người thân.

Trang Lê

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/hoi-chung-stockholm-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-bang-cach-nao-4120215413330116.htm