Học tập suốt đời sẽ là nhu cầu tự thân

Chính sách GD tại Australia có nhiều vấn đề mới nổi phải đối mặt, ít nhất là sự va chạm sắp xảy ra giữa dân số già và thay đổi nhanh chóng nơi làm việc được thúc đẩy bởi sự tiến bộ công nghệ.

Sống lâu hơn, học... nhiều hơn

Mặc dù không có quỹ đạo chắc chắn về cách mà tất cả điều này sẽ diễn ra trong những thập kỷ tới, người ta dự đoán rằng mọi người sẽ sống lâu hơn, và một số có thể tham gia các hoạt động nghề nghiệp lơn tới 50 - 60 năm.

Nói cách khác, nếu một thanh niên 20 tuổi ngày nay có 50% cơ hội sống là 100 tuổi, như đã được dự đoán, thì chắn chắn rằng việc nâng cấp và đổi mới các kỹ năng cũng như nhu cầu GD sẽ là một điều cần thiết, là những yếu tố hỗ trợ các cá nhân để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc, đồng thời làm phong phú thêm cuộc sống.

Một báo cáo mới đây từ Tập đoàn Kiểm toán Deloitte đã chỉ ra, các lựa chọn thay thế hỗ trợ và khuyến khích học tập suốt đời nên được tích hợp vào một kiến trúc chính sách tổng thể sau trung học cho tất cả mọi người.

Mặc dù có nhiều sự chú ý dành cho nhu cầu GD-ĐT trong những thập kỷ qua, nhưng ít có khảo sát, nghiên cứu nào về động lực, nguyện vọng và sở thích của lực lượng lao động hiện tại. Khi chúng ta đã tìm hiểu kỹ hơn về những nhu cầu này, chúng ta sẽ có cái nhìn tốt hơn để thiết kế một hệ thống GD đáp ứng và kịp thời cho cả nhu cầu của cá nhân cũng như ngành công nghiệp nói chung.

Để khám phá thái độ học tập suốt đời, Deloitte đã khảo sát gần 4.000 công nhân Australia - đại diện toàn quốc trên các nhóm tuổi, giới tính và địa điểm - trong một báo cáo có tựa đề “GD ĐH cho một thế giới đang thay đổi: Đảm bảo cuộc sống 100 năm là một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Những gì họ tìm thấy là hơn một nửa số người được hỏi - 55% - có khả năng nghiên cứu sâu hơn và hiện đang tham gia vào nghiên cứu, gần đây đã hoàn thành hoặc sẽ xem xét việc hoàn thành các nghiên cứu mà mình đang theo đuổi trong tương lai gần.

Quan trọng hơn, Deloitte nhận thấy nghiên cứu sâu hơn thường là một vòng tròn đạo đức: Những người tham gia vào nó sẽ dễ có quyết tâm hơn để làm nhiều hơn trong tương lai. Ví dụ, trong số 37% người nói rằng, họ đang có kế hoạch thực hiện nghiên cứu trong ba năm tới, hơn 2/3 chỉ mới hoàn thành một khóa học và gần 60% hiện đang học. Kết quả như vậy chắc chắn chỉ ra một nhu cầu học hỏi và thu thập kiến thức trong lực lượng lao động Australia để bổ sung vào các kỹ năng hiện có và phát triển thêm những kỹ năng mới để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng cũng như đòi hỏi ngày càng cao của công việc.

GD sẽ phải ngày càng thiết thực hơn

Không ngạc nhiên, yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ham muốn học tập này là sự công nhận rộng rãi về mối đe dọa đến việc làm do tự động hóa và công nghệ mới, với chỉ 12% người trả lời cho biết, họ tin rằng công việc của họ sẽ không thay đổi trong 10 năm tới. Đại đa số công nhận rằng không thể đoán trước và không chắc chắn là không thể tránh khỏi.

Sự biến động này cũng có thể là một yếu tố góp phần vào vấn đề khác, dẫu có hơi bất ngờ, rằng có tới 36% người trả lời sẵn sàng chịu toàn bộ chi phí nghiên cứu trong tương lai và 30% tiếp tục sẵn sàng trả một phần chi phí bên cạnh sự hỗ trợ tài chính của chính phủ hoặc người sử dụng lao động.

Trong khi vấn đề ai sẽ gánh chịu chi phí GD đã gây tranh cãi trong những năm gần đây, việc tham gia các chương trình đào tạo (có đóng phí) do người sử dụng lao động cung cấp hay tham gia các chương trình sau ĐH có học phí toàn phần cho thấy có một số người sẵn sàng đầu tư tài chính cho việc trang bị kiến thức cá nhân, nếu nhận thấy có lợi ích lâu dài.

Báo cáo của Deloitte cũng chỉ ra một số lượng lớn người lao động theo học các khóa học không chính quy hoặc bồi dưỡng kiến thức theo nhu cầu cá nhân, nhưng không được đưa vào các số liệu thống kê hoặc bản thân người học không muốn công khai. Thật vậy, chỉ 1/3 số người được hỏi cho biết, họ hiện đang tham gia vào một khóa học không được công nhận theo Khung trình độ chuyên môn Úc (AQF) và thậm chí còn lớn hơn - 38% - cho biết họ sẽ thực hiện đào tạo phi AQF trong tương lai.

Dẫu số lượng rất lớn này không được thu thập trong các số liệu thống kê chính thức, nhưng nó cho thấy lực lượng lao động được GD đang ngày càng nhiều hơn và năng động hơn so với cách nhìn nhận lâu nay của xã hội.

Với đánh giá hiện tại của AQF xuất phát từ báo cáo vào năm tới, phát hiện này là tin tốt cho diễn đàn ngày càng tăng của tiếng nói kêu gọi một hệ thống GD-ĐT linh hoạt và thích nghi hơn, có khả năng kết hợp và thừa nhận những cách đào tạo phi hệ thống hay phi chính thức theo nền tảng GD hiện tại. Chắc chắn, có rất ít người cho rằng, chúng ta không cần những giải pháp thay thế khả thi cho văn bằng, bằng tốt nghiệp và cơ cấu chứng chỉ đã trở thành đương nhiên và khuôn mẫu của ngành GD trong nhiều thập kỷ qua.

Chúng ta cần lựa chọn thay thế. Một đề xuất đạt được lực kéo là học nghề cao hơn, kết hợp việc làm có trả tiền với đào tạo kỹ thuật và học thuật. Bằng chứng từ Anh cũng như các khóa đào tạo quy mô nhỏ ở Úc được tham chiếu trong báo cáo Deloitte cho thấy có lợi ích cho cả SV và người sử dụng lao động khi không ngừng bồi dưỡng và bổ sung kiến thức cho lao động.

Tất nhiên, vai trò của người sử dụng lao động trong vấn đề này là rất lớn. Họ cần làm việc chặt chẽ hơn với các nhà vcung cấp dịch vụ GD trong việc thiết kế và phân phối GD-ĐT để đáp ứng nhu cầu riêng cho lĩnh vực hoạt động của họ. Nhưng đơn giản nhất, là các nhà sử dụng lao động hãy quan tâm tới nhu cầu lớn về các chương trình đào tạo phi AQF. Đó là một lĩnh vực chưa được khai thác, khi mà người lao động rất cần những chương trình hay khóa học có quy mô nhỏ, linh hoạt và thiết thực, cho phép cá nhân cân bằng công việc, học tập và tất nhiên là sự ổn định của cuộc sống.

Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách sẽ là xác định lại toàn bộ hệ thống giáo dục, đặc biệt cho người sau trung học hay thậm chí cả sau ĐH. Bằng cấp có thể vẫn có giá trị, nhưng nó cần mang tính đặc thù, phù hợp với nhu cầu khác nhau của cá nhân; thậm chí là sẽ không cần đến bằng cấp nữa, như cách mà nhiều nhà tuyển dụng hiện nay đã bắt đầu chuyển hướng vào kỹ năng của người lao động hơn là tấm bằng họ đang có. Nhưng để thay đổi cả hệ thống GD-ĐT về vấn đề này, sẽ cần một chặng đường dài nhằm hướng tới một nền văn hóa học tập cho cuộc sống mà ở đó, một cá nhân có thể sẽ có tới 50 - 60 cống hiến cho sự nghiệp

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/hoc-tap-suot-doi-se-la-nhu-cau-tu-than-3958781-b.html