Học ngay bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa lạnh

Thời tiết lạnh, ẩm của mùa đông là yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Cha mẹ và người thân cần cẩn trọng trong cách chăm sóc trẻ mùa đông để trẻ khỏe mạnh, nhanh lớn.

 Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi cơ thể trẻ còn non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm đúng cách. (nguồn: VOV)

Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi cơ thể trẻ còn non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm đúng cách. (nguồn: VOV)

Cho trẻ bú ngay sau sinh: Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng. Tất cả các bà mẹ nên cho con bú theo nhu cầu của trẻ. Mẹ và bé cần luôn ở gần nhau để dễ cho bé bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu và được giữ ấm.

Vệ sinh da sạch sẽ: Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ. Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng khí, quá trình trao đổi chất của da bị hạn chế sẽ rất dễ bị hăm da, viêm da, nếu băng rốn quá kỹ sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn.

Trẻ sơ sinh thường hay đi tiêu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ.

Phòng trẻ nằm phải ấm, đủ ánh sáng, thoáng khí, không có gió lùa. Cần giữ nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, thông thoáng trong khoảng 28 độ C.

Không nên bao bọc trẻ quá kín bằng chăn dày hay lạm dụng lò sưởi có thể làm trẻ bị quá nóng. Tuyệt đối không sử dụng chậu than củi hoặc bếp than tổ ong trong phòng kín để sưởi cho bà mẹ và trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc khí CO có thể gây tử vong.

Chăm sóc giấc ngủ: Trẻ nhỏ khi ngủ thường làm tung chăn, hở chân, hở bụng... Tuy nhiên không ông bố, bà mẹ nào có thể thức cả đêm để kéo áo, che bụng cho con. Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi (loại chăn riêng có phéc mơ tuya để bảo vệ bụng không bị nhiễm lạnh) và đi bít tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh. (nguồn: Dân Trí)

Cha mẹ sợ trẻ bị lạnh khi ngủ nên thường đội mũ ấm cho trẻ khi ngủ. Đây là việc nên tránh. Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não bộ.

Điều quan trọng hơn cả là cho dù ngày lạnh hay mưa thì mọi người cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh.

Các cuộc nghiên cứu từ Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Mỹ cho thấy nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ là khoảng 15,5-19 độ C. Mặc thêm quần áo hay đắp chăn đều được cân nhắc bắt đầu từ khoảng nhiệt độ này. (nguồn: Zing)

Cảm nhận qua làn da bé cũng là một cách để các bậc cha mẹ biết con có đủ ấm hay không. Nếu da bé mát, cha mẹ có thể tiếp tục ngủ ngon. Trong khi đó, nếu tay bé lạnh giá thì hãy nhanh chóng ủ ấm cho con.

Với trẻ em, mặc túi ngủ là lựa chọn tốt hơn so với đắp chăn. Bởi lẽ, với thiết kế như một chiếc váy, túi ngủ giúp bé giữ nhiệt suốt đêm, đồng thời tránh được tình trạng bị tốc hay che mặt khiến bé khó thở như chăn.

Mặc bỉm suốt ngày: Trẻ được mặc bỉm là cách tốt để giữ ấm và có nhiều tiện lợi cho người trông coi trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không tốt vì bỉm cũng có thể là nguyên do gây bệnh cho trẻ, làm tổn hại làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên. Hơn nữa, khi trẻ đi tiểu nhiều mà chưa kịp thay bỉm, nước tiểu trong bỉm sẽ ngấm ngược gây lạnh cho trẻ. (nguồn: Dân Trí)

Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ vùng hạ bộ của trẻ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng của tinh hoàn khi bé đến tuổi trưởng thành.

Bảo Châu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/hoc-ngay-bi-quyet-cham-soc-tre-so-sinh-trong-mua-lanh/793251.antd