Học giả Mỹ: Nước Nga và danh sách kẻ thù của Mỹ

Xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của một học giả Mỹ- giáo sư danh dự Trường Đại học tổng hợp Binghamton (New York-Mỹ) James Petras với tiêu đề trên.

Trước hết, mấy dòng rất ngắn về tác giả: James Petras đã viết 62 cuốn sách xuất bản trên 29 thứ tiếng, hơn 600 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và hơn 2.000 bài đăng trên các các tờ báo chính trị- xã hội hàng đầu thế giới.

Bài này được Xergey Dukhanov dịch lại sang tiếng Nga (được tác giả cho phép) và đăng trên”Svobodnaia Pressa.ru”(Nga) ngày 26/11/2017.Chúng tôi (người dịch) có đôi chỗ mở ngoặc để làm rõ ý tác giả.

Ảnh: Lalandarov /ТАSS

“Trong gần 2 thập kỷ, Mỹ đã thực thi chính sách đối đầu, công kích, phá hoại và lật đổ chính phủ tại nhiều “quốc gia thù địch” trong danh sách kẻ thù xếp theo thứ tự ưu tiên.

Những tham vọng lật đổ chính phủ “các nước thù địch” được Mỹ hiện thực hóa với mức độ “quyết liệt” khác nhau và mức độ này phụ thuộc vào hai tính toán của Mỹ – đó là mức độ ưu tiên ( mức độ nguy hiểm đối với Mỹ) và mức độ dễ bị tổn thương của chính nước là mục tiêu của các chiến dịch “thay đổi chế độ” đó.

Danh sách các đối thủ của Mỹ xếp theo thứ tự ưu tiên (mức độ nguy hiểm-ND)

Khi xác định mức độ ưu tiên của các đối thủ, các nhà chiến lược Mỹ sử dụng các tiêu chí quân sự, kinh tế và chính trị.

Những đối thủ được xếp hạng “ưu tiên” đặc biệt:

1. Nga. Với sức mạnh quân sự của mình, Nga là một đối trọng hạt nhân chống lại tham vọng thống trị toàn cầu của Mỹ. Lực lượng vũ trang của Nga hùng hậu, sở hữu những vũ khi và trang bị (kỹ thuật quân sự) hiện đại; Lực lượng vũ trang Nga hiện diện ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông.

Nguồn tài nguyển dầu mỏ và khí đốt toàn cầu (nguyên văn-ND) của Nga là lá chắn bảo vệ Nga trước sự dọa dẫm của Mỹ, còn các liên minh địa - chính trị đang lớn mạnh có sự tham dự của Nga đang gây trở ngại cho sự bành trướng của Mỹ.

2. Trung Quốc. Lý do- sức mạnh kinh tế toàn cầu, khối lượng thương mại, quy mô đầu tư vào các hệ thống công nghệ (cao) gia tăng. Tiềm lực quân sự tăng mạnh, đặc biệt là (tiềm lực quân sự) nhằm mục tiêu bảo vệ các lợi ích (mà Trung Quốc coi là của mình -ND) trên Biển Đông, - đó là những nhân tố đối trọng sự thống trị của Mỹ tại Châu Á .

3. Bắc Triều Tiên. Lý do - tiềm lực tên lửa-hạt nhân, chính sách đối ngoại độc lập và cứng rắn, vị trí địa- chính trị (của Bắc Triều Tiên) được Mỹ xác định là mối đe dọa đối với cả các căn cứ quân sự của Mỹ tại Châu Á lẫn đối với các đồng minh khu vực và các vệ tinh của Washington.

4. Venezuela. Lý do- nguồn tài nguyên dầu mỏ và vị thế xã hội- chính trị tại khu vực Mỹ -LaTinh của nước này là thách thức đối với mô hình tự do mới hướng tâm Washington của Mỹ.

5. Iran. Lý do- nguồn tài nguyên dầu mỏ, chính sách độc lập và các đồng minh địa chính trị ở Trung Cận Đông là các thách thức đối với mưu đồ thống trị của Mỹ, Israel và Arap Saudi , đồng thời Iran cũng là một tấm gương độc lập chính sách.

5, Syria. Lý do- vị trí địa-chiến lược của nước này tại Trung Cận Đông, đảng dân tộc thế tục cầm quyền và liên minh của nước này với Iran, Palestine, Iraq và Nga,- đó là những đối trọng đối với các kế hoạch của Mỹ và Israel nhằm “Ban căng hóa” khu vực Trung Cận Đông và chia khu vực này thành các quốc gia sắc tộc- tôn giáo- bộ tộc thù địch nhau và liên tục đánh lẫn nhau.

Các đối thủ Mỹ cấp độ trung bình:

1. Cuba. Lý do: chính sách đối ngoại độc lập và hệ thống kinh tế -xã hội của nước này đối nghịch với các chế độ tự do mới thân Mỹ của các nước vùng Vịnh Caribe, Trung và Nam Mỹ.

2. Lebanon. Lý do (Mỹ) đưa vào danh sách- vị trí địa- chiến lược ở Địa Trung Hải và các thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa chính phủ liên minh và Đảng chính trị “Hezbolla”.

Ảnh hưởng của “Hezbolla” trong nội bộ xã hội công dân Lebanon không ngừng gia tăng bởi vì lực lượng dân quân có liên quan đến đảng này đã đánh trả có hiệu quả Quân đội Israel và qua đó đã chứng minh được khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia Leibanon, đồng thời Hezbolla cũng hỗ trợ nước láng giềng Syria trong cuộc chiến chống IS và Al-Queda.

3. Yemen. Lý do- phong trào dân tộc độc lập dưới sự lãnh đạo của những người Houthi chống lại chế độ bù nhìn được Arap Saudi dựng lên, thêm nữa- Yemen còn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Iran.

Đối thủ của Mỹ “mức độ ưu tiên”thấp nhất:

1. Bolivia. Lý do – chính sách đối ngoại độc lập, ủng hộ chính phủ Chavez tại Venezuela và bảo vệ các nguyên tắc kinh tế hỗn hợp, bảo vệ chủ quyền đất nước trong ngành khai thác mỏ và ủng hộ những đòi hỏi lãnh thổ của các dân tộc bản địa (gốc) .

2. Nicaragoa. Lý do nằm trong danh sách “kẻ thù” của Mỹ- chính sách đối ngoại độc lập và các tuyên bố chỉ trích những hành động hiếu chiến của Mỹ đối với Cuba và Venezuela.

Thái độ thù địch của Mỹ đối những đối thủ “ưu tiên cao nhất”, như Bắc Triều Tiên, Nga, Venezuela, Iran và Syria được cụ thể hóa qua các biện pháp cấm vận kinh tế, bao vây quân sự, các hành động khiêu khích và chiến tranh tuyên truyền.

Do Trung Quốc có các mối quan hệ rộng rãi với các thị trường toàn cầu, Mỹ chỉ áp dụng các biện pháp cấm vận hạn chế chống nước này. Thay vào đó, trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ kỳ vọng vào các biện pháp bao vây quân sự, kích động phong trào ly khai và các thủ pháp tuyên truyền thù địch cường độ cao.

Những đối thủ được “ưu tiên”, mức độ dễ bị tổn thương (của các nước đó) và các kỳ vọng thiếu thực tế (của Mỹ)

Ngoại trừ Venezuela, mức độ dễ bị tổn thương cấp chiến lược của “các nước- mục tiêu” mà Mỹ xếp vào hạng “mức ưu tiên cao nhất” là không cao.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/hoc-gia-my-nuoc-nga-va-danh-sach-ke-thu-cua-my-3352470/