Hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Sáng 16-7, tại Nhà Quốc hội (QH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) phối hợp Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2020 và năm 2021. Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự; Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của QH; các đại biểu QH chuyên trách ở T.Ư; đại diện lãnh đạo Văn phòng QH; các cơ quan của Ủy ban TVQH.

Sáng 16-7, tại Nhà Quốc hội (QH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) phối hợp Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2020 và năm 2021. Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự; Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của QH; các đại biểu QH chuyên trách ở T.Ư; đại diện lãnh đạo Văn phòng QH; các cơ quan của Ủy ban TVQH.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết, tại Kỳ họp thứ chín vừa qua, QH thông qua Nghị quyết số 106/2020/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Để triển khai chương trình, ngày 15-7-2020, Ủy ban TVQH ban hành Nghị quyết số 977/NQ-UBTVQH14 về việc thực hiện Nghị quyết của QH kèm theo bảng phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 999/QĐ-TTg về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình năm 2021.

Báo cáo việc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cuối năm 2020 và năm 2021, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết: Số lượng các dự án luật, pháp lệnh Chính phủ phối hợp chỉnh lý và trình QH, Ủy ban TVQH trong sáu tháng cuối năm 2020 và năm 2021 là 17 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe các cơ quan báo cáo việc soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật đưa vào chương trình, các dự án sẽ trình QH vào kỳ họp thứ 10, tháng 10-2020; đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình chuẩn bị các dự án gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ trình QH, Ủy ban TVQH.

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nêu rõ, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế là công tác quan trọng, khâu đột phát quyết định sự phát triển đất nước. Đối với những giải pháp nhằm khắc phục bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị các dự án luật, đều là các giải pháp truyền thống; đề nghị các cơ quan, bộ, ngành, đơn vị hữu quan nghiêm túc thực hiện bảo đảm hoàn thành chương trình đề ra.

* Chiều 16-7, đồng chí VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm 2020 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 07 của Thành ủy Hà Nội khóa 16 về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020”.

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả đạt được, đồng chí Vương Đình Huệ lưu ý một số hạn chế cần tập trung khắc phục: Công tác điều tra, khởi tố, xét xử, thi hành án còn chậm; công tác phối hợp mặc dù đã có nền nếp, nhưng cần được củng cố và phát huy hơn nữa; bộ máy lãnh đạo của các cơ quan tư pháp, nội chính vẫn chậm được kiện toàn; hệ thống quy định, đơn giá, định mức, chế độ, chính sách còn vướng mắc khi thực hiện theo quy định của Trung ương, thành phố và trong tổ chức thực hiện.

Đồng chí yêu cầu, từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo và các cấp, ngành thành phố tiếp tục tổ chức thông tin, truyền thông thật tốt các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền chủ động rà soát các quy định đơn giá, định mức chế độ để sửa đổi và kiến nghị các cơ quan trung ương sửa đổi; rà soát, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ công tác của cán bộ ở các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, cán bộ, hải quan... Các cấp, ngành thực hiện nghiêm quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; thường xuyên rà soát, báo cáo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, thực hiện định mức, đơn giá các sản phẩm công ích.

PV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-cua-lanh-dao-dang-nha-nuoc--608914/