Hoảng hốt khi phá nắp quan tài trẻ em dưới đáy hồ thiêng

Một chiếc quan tài hiến tế cỡ nhỏ được khai quật, các nhà khảo cổ nhìn nhau ngỡ ngàng khi phát hiện được điều bí mật đầy ám ảnh.

Inca là một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca tạo ra một vương quốc rộng lớn có tổ chức cao. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế Inca trải dài từ Ecuador đến Chile và Argentina ngày nay. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tâm linh nằm ở Cuzco, thủ đô của Peru. Đế quốc Inca suy tàn do dịch bệnh và cuộc nội chiến tranh giành quyền lực.

Khi nhắc đến văn minh Inca, người ta không bao giờ quên được tập tục hiến tế tàn khốc nhất – hiến tế trẻ em!

Trong trầm tích đáy hồ Titicaca nổi tiếng với những nghi lễ hiến tế Inca rùng rợn, các nhà khoa học và khảo cổ đã phát hiện thấy một vật hình chữ nhật, mang hình dáng một chiếc quan tài hiến tế cỡ nhỏ.

 Vị trí phát hiện chiếc quan tài hiến tế bí ẩn.

Vị trí phát hiện chiếc quan tài hiến tế bí ẩn.

Khi mở nắp "quan tài", nhóm các nhà khảo cổ đến từ Trung tâm Khảo cổ hàng hải Oxford, đại học Oxford (Anh), Trung tâm nghiên cứu về Khảo cổ học và Di sản (Bỉ) đã giật mình khi bên trong quan tài không hề có bộ hài cốt nào, mà chỉ còn những đồ vật giá trị được gia công để thay thế cho một đứa trẻ.

Các nhà khoa học dự đoán rằng, rất có thể đứa trẻ đã may mắn sống sót khỏi nghi lễ cổ xưa ghê rợn ấy, nhưng không biết bằng cách nào đứa bé đã tìm được lối thoát.

Trong chiếc quan tài được tìm thấy có một chiếc vòng tay Inca bằng vàng được làm với cỡ cho một đứa bé rất nhỏ tuổi cùng bức tượng nhỏ hình lạc đà được chế tác từ vỏ sỏ.

Lạc đà vốn là động vật hay được hiến tế cùng với trẻ em mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong các di tích Inca trước đó.

Đồng thời họ cũng tìm thấy 28 hộp đá khác nhau dưới đáy hồ thiêng hơn 600 năm này.

Các vật thể trong hộp đá trước đó không đủ rõ ràng để cho thấy mục đích của chúng. Các hộp khác cũng có nhiều hình dạng khác như hình trụ, hình khối đa diện, chỉ riêng chiếc hộp đá mới tìm thấy, mang tên K ’akaya.

Những thứ trong quan tài này là bằng chứng cho thấy phong tục sử dụng vật thay thế tương tự như vàng mã trong văn hóa Á Đông cũng phổ biến từ thời Inca ở Nam Mỹ, nền văn minh có từ những năm 1440, tức gần 6 thế kỷ trước.

Inca là một trong những nền văn minh cổ xưa thực hiện tập tục hiến tế trẻ em. Theo các chuyên gia, người Inca chỉ hiến tế trẻ em thay vì cả người lớn như những đế chế khác – nghi lễ này có tên "capacocha".

Người Inca thường tổ chức hiến tế sau những sự kiện họ cho là tồi tệ như cái chết của một vị hoàng đế, một trận lụt hay nạn đói.

Trẻ em hay được chọn là vật hy sinh bởi những đứa trẻ được coi là những con người tinh khiết nhất, xinh xắn nhất đại diện cho sự hoàn hảo lý tưởng, trong sáng và lương thiện của con người.

Nhiều nghi lễ rất tồi tệ, ví dụ như một số trẻ hiến tế phải hành hương đến vài nghìn dặm đến chỗ bị giết là trên một ngọn núi tận Argentina hay núi lửa. Hồ Titicaca cũng là một địa điểm phổ biến cho nghi lễ hiến tế.

Những đứa trẻ sẽ được chuẩn bị những những bức tượng nhỏ bằng vàng, bạc, đồng và nhiều đồ trang sức cầu kỳ khác.

Nguyên Anh (Nguồn Acient-Origins)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/hoang-hot-khi-pha-nap-quan-tai-tre-em-duoi-day-ho-thieng-a485768.html