Hoàng đế có một không hai trong lịch sử Trung Quốc

Là con kỹ nữ, giết cha cướp ngôi, chết cũng không có đế hiệu... đã giúp Chu Hữu Khuê trở thành vị hoàng đế có một không hai trong lịch sử Trung Quốc.

Việc kế vị của các hoàng đế cổ đại đương nhiên sẽ phải tuân thủ những quy định vô cùng nghiêm ngặt. Đầu tiên, hoàng thái tử phải là con vợ cả. Thứ hai phải là người có tài năng và tố chất, được các đại thần trong triều ủng hộ. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Chu Ôn. Nguồn ảnh: Sohu.com.

Thời Ngũ đại Thập quốc, có lẽ việc kế vị của Chu Hữu Khuê của Hậu Lương là một ngoại lệ không có trong lịch sử. Theo ghi chép trong sử sách, cha của Chu Hữu Khuê là Chu Ôn, khi vẫn còn chưa làm hoàng đế, trong một lần xuất binh hành quân không chịu được sự cô đơn nên đã có quan hệ với kỹ nữ của doanh trại và sinh ra Chu Hữu Khuê. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Chu Ôn. Nguồn ảnh: Baidu.com.

Chu Hữu Khuê là con trai thứ ba của Chu Ôn là hoàng đế khai quốc của Lương triều, lại là con riêng của Chu Ôn nên thân phận vô cùng bất lợi. Thêm nữa, vợ cả của Chu Ôn vốn là "sư tử Hà Đông'. Chu Ôn biết nên không dám đưa mẹ con Chu Hữu Khuê về nhà mà âm thầm chu cấp. Cũng chính vì thế, nếu xét về các điều kiện kế vị ngai vàng nhà Hậu Lương đương nhiên Chu Hữu Khuê không có chút hi vọng. Nguồn ảnh: 5011.net.

Sau này, khi Chu Ôn trở thành hoàng đế, mẹ con Chu Hữu Khuê cũng được hoàng thất công nhận, Chu Hữu Khuê được phong làm vương gia, cơ hội giành ngai vàng với các anh em khác cũng có nên mối quan hệ với các huynh đệ trong gia tộc vô cùng tồi tệ. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Chu Ôn. Nguồn ảnh: Baidu.com.

Xuất thân của Chu Hữu Khuê thật sự không phải là đối thủ cạnh tranh với các anh em cùng cha khác mẹ. Hoàng đế Chu Ôn về già lại vô cùng háo sắc, ngay đến con dâu của mình cũng không buông tha. Đương thời, vợ của Chu Hữu Khuê và vợ của một vương gia khác đều bị triệu vào cung để hầu hạ bố chồng. Ảnh minh họa chân dung Chu Ôn khi già. Nguồn ảnh: Duitang.com.

Nhưng do vợ của vị vương gia kia được hoàng thượng vô cùng sủng ái nên vợ của Chu Hữu Khuê thua kém, Chu Hữu Khuê cũng đánh mất lợi thế trong cuộc đua này nên cảm thấy tức tối, bất bình. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Chu Ôn. Nguồn ảnh: Duitang.com.

Chu Hữu Khuê đã kỳ vọng đến ngai vàng nay lại mất đi cơ hội nên trong lòng tìm cách toan tính. Cuối đời Chu Ôn chìm đắm trong nữ sắc, kiệt sức đổ bệnh nằm một chỗ. Chu Hữu Khuê biết thời gian của mình không nhiều đã âm mưu động trời âm thầm đến Thái Châu tìm thích khách giết cha đoạt ngôi. Ảnh minh họa chân dung Chu Ôn và các hoàng tử. Nguồn ảnh: Duitang.com.

Đêm hôm sau ngày nhận được thư trả lời của thích khách, Chu Hữu Khuê đã dẫn theo 500 binh mã tinh nhuệ xông vào cung giết chết Chu Ôn và cướp ngôi vàng. Sau khi đăng cơ hoàng vị, ông ta còn tiếp tục giết các huynh đệ của mình với mục đích để trừ hậu họa. Nguồn ảnh: Duitang.com.

Nhưng do xuất thân hèn kém, không được nuôi dưỡng, giáo dục nên không có tài cán gì. Việc triều chính không biết điều hành nên bị các đại thần phản đối mạnh mẽ. Trong lúc đó có một người anh em khác của Chu Hữu Khuê là Chu Hữu Trinh đã âm thầm tập kết binh sĩ chờ cơ hội lật đổ Chu Hữu Khuê. Nguồn ảnh: Duitang.com.

Tháng 2 năm 913 tức nguyên niên Phụng Lịch, Chu Hữu Trinh phát động khởi binh tại kinh thành. Chu Hữu Khuê hoảng loạn tìm cách chạy trốn, đường cuối phải tự sát. Sau khi chết, ông ta cũng không có được “hoàng vị” đích thực mà trở thành thứ nhân. Nguồn ảnh: Duitang.com.

Có nằm mơ Chu Ôn cũng không bao giờ ngờ rằng chỉ một đêm phong lưu đã tự tay đào mồ táng mình. Chu Hữu Khuê cũng không bao giờ rằng “tội giết cha giết vua” để đoạt ngôi vị cũng chỉ được có 8 tháng làm vua nhưng chết đi cũng không có được một đế hiệu nào lưu lại lịch sử. Nguồn ảnh: Duitang.com.

Tuyết Mai (Theo Sohu)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hoang-de-co-mot-khong-hai-trong-lich-su-co-dai-trung-quoc-843672.html