Hoàn thiện thể chế quản lý thuế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 8/11, sau khi biểu quyết thôngqua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, các đạibiểu Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Uỷban Tài chính, Ngân sách về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Dự kiến, dự án Luật quản lý thuế (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XIV xemxét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

TẠO CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUẾ HIỆN ĐẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) do Bộ trưởngTài chính Đinh Tiến Dũng trình bày nêu rõ Luật quản lý thuế được Quốchội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007, đãđược sửa đổi, bổ sung ba lần vào các năm 2012, 2014 và năm 2016.

Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật quản lý thuế đã đạt được một số kết quảđáng ghi nhận. Tuy hiên, công tác quản lý thuế nói chung và quy địnhpháp luật về quản lý thuế nói riêng cũng có những hạn chế bất cập nhấtđịnh như việc thường xuyên bổ sung, sửa đổi văn bản luật đã ảnh hưởngđến công tác quản lý thuế; một số văn bản pháp luật khác cũng có nôịdung quy định về quản lý thuế, vì vậy chưa tạo ra sự thống nhất trongcác văn bản quy định pháp luật.

Phạm vi điều chỉnh của Luật quản lý thuế chưa bao quát hết các khoản thukhác trong Ngân sách Nhà nước, mặt khác hoạt động kinh doanh của khuvực kinh tế cá thể, hộ gia đình hoặc khu vực kinh tế phi chính thức chưađược quy định đầy đủ...

Qua đánh giá thực trạng việc thực thi Luật quản lý thuế và qua nghiêncứu kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ thấy rằng việc sửa đổi Luật quản lýthuế ở thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm hoàn thiện thể chếquản lý thuế, thực hiện cải cách hành chính, tạo ra môi trường đầu tưkinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế;tiếp cận tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để góp phần thu hút đâùtư trong nước, nước ngoài, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống quản lý thuếhiện đại trong điều kiện hội nhập; tạo hành lang pháp lý cho việc ứngdụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý thuế, trong đó có việc ápdụng rộng rãi phổ biến quản lý thuế điện tử, giao dịch điện tử côngkhai, minh bạch; khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay đồng thời ràsoát và thống nhất giữa Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật cóliên quan.

Mục đích việc xây dựng Luật quản lý thuế (sửa đổi) hoàn chỉnh, toàn diệnnhằm mục đích tạo cơ sở cho quản lý thuế hiện đại, tiếp cận tới nhữngchuẩn mực, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế,cho cơ quan quản lý thuế thực hiện nghiêm quyền, nghĩa vụ của người nộpthuế; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế theo quy định phápluật, tích cực phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Dự thảo Luật gồm 17 chương, 152 điều, với các nội dung chính quy định vềphạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; nội dung, nguyên tắc quản lýthuế và các hành vi bị cấm; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan liênquan đến quản lý thuế; về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế;về các biện pháp xử lý nợ đọng thuế: khoanh nợ, xóa nợ, miễn tiền thuế,tiền chậm nộp; về áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử; về thanh tra, kiểmtra thuế và các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế củangười nộp thuế.

Dự thảo Luật cũng quy định các nội dung liên quan đến việc xử lý vi phạmhành chính về quản lý thuế; quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giaodịch liên kết; về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử...

BỔ SUNG NHỮNG NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH TRONG QUẢN LÝ THUẾ

Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính,Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra dự ánLuật Quản lý thuế (sửa đổi).

Theo báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhậnđịnh hồ sơ trình dự án Luật đã đảm bảo yêu cầu của Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật và thống nhất với tên gọi của Luật là Luật quản lýthuế (sửa đổi), vì phạm vi sửa đổi lần này khá rộng, bổ sung nhiều nôịdung mới phức tạp, quan trọng.

Tuy nhiên, để có cơ sở thẩm tra, đánh giá và để các đại biểu Quốc hội cócăn cứ, xem xét cho ý kiến đối với từng nội dung, đề nghị Chính phủ cầnthuyết minh rõ hơn về cơ sở, nguyên nhân và lý do cần bổ sung các quyđịnh mới, bỏ những quy định không còn phù hợp trong Luật hiện hành.

Về tính cụ thể của dự án Luật, Ủy ban Tài chính, ngân sách nhận thấy, sovới Luật hiện hành thì dự thảo Luật sửa đổi còn nhiều quy định chưa cụthể. Luật hiện hành có 20 điều giao Chính phủ quy định chi tiết, dự thảolần này có khoảng 1/4 số điều của Luật (36/152 điều) và 13 khoản giaoChính phủ quy định chi tiết, trong khi đó có khoảng 15 Điều trong Luậthiện hành không giao Chính phủ quy định chi tiết nay lại được bổ sunggiao Chính phủ quy định chi tiết, trong khi Tờ trình của Chính phủ khônggiải thích lý do. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần giải trình rõ lý do cụthể.

Về nguyên tắc quản lý thuế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị nghiêncứu bổ sung việc áp dụng nguyên tắc "giao dịch độc lập" trong quản lýthuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch với các bên có quanhệ liên kết nộp thuế tương xứng với giá trị tạo ra tại Việt Nam đồngthời, bổ sung vào Điều 49 và Điều 50 theo nguyên tắc quản lý thuế căn cứvào bản chất và nguyên tắc giao dịch độc lập.

Về những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế, Ủy ban Tài chính,Ngân sách đề nghị cần bố cục, sắp xếp theo từng nhóm đối tượng: cán bộquản lý thuế, người nộp thuế.

Ngoài ra, dự thảo Luật chưa quy định hành vi bị cấm đối với cơ quan, tổchức liên quan, do đó cần nghiên cứu, bổ sung nội dung này trong dự ánLuật.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộcChính phủ trong việc quản lý thuế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghịbổ sung những nội dung quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm củacác bộ, ngành trong quản lý thuế về chống chuyển giá, gửi giá, trốnthuế, xử lý nợ đọng, truy thu thuế, cưỡng chế về thuế.

Về quyền của người nộp thuế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị bổ sungquy định quyền của người nộp thuế được nhận biên bản của cơ quan Kiểmtoán Nhà nước, cơ quan Thanh tra và các cơ quan có thẩm quyền khi kiểmtra, đối chiếu nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi thanh tra, kiểm toáncông tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước của cơ quan quản lý thuế.

Về xử phạt vi phạm hành chính, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng dưạ́n Luật đã bỏ quy định "về xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơquan quản lý thuế" (Điều 112) và "xử lý vi phạm pháp luật về thuế đôívới công chức quản lý thuế" (Điều 113) trong Luật hiện hành, tuy nhiêntrong Tờ trình của Chính phủ không làm rõ lý do bỏ các quy định này,trong khi vẫn giữ quy định "về hành vi vi phạm hành chính về thuế đôívới tổ chức, cá nhân có liên quan" (Điều 146) là chưa đảm bảo tính thốngnhất và công bằng trong xử lý vi phạm về thuế giữa các đối tượng...

Cũng trong phiên họp sáng nay, các đại biểu Quốc hội đã làm việc tại tổ, thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc./.

(TTXVN)

Nguồn Tuyên Giáo: http://www.tuyengiao.vn/thoi-su/hoan-thien-the-che-quan-ly-thue-tao-moi-truong-kinh-doanh-lanh-manh-116296