Họa sỹ Đặng Dương Bằng trở lại Việt Nam sau 35 năm với triển lãm riêng đầu tiênMênh mang thu vàng Y TyÁi lên xứ Mù cùng tôi mùa thu này…Bạn đã sẵn sàng cho mênh mang mùa vàng Hoàng Su Phì?Giải đấu Lexus Challenge 2019 chính thức khởi tranhMẫu SUV Lamborgh

Sau 35 năm sinh sống và sáng tạo nghệ thuật tại Copenhagen (Đan Mạch) và Leiden (Hà Lan), họa sỹ Đặng Dương Bằng đã trở lại mảnh đất quê hương mình với triển lãm riêng đầu tiên tại Việt Nam với tựa đề 'Bến mơ' trong 2 ngày chính thức 26 -27/9/2019.Sau phút nghiêm mình trước cột mốc số 92 cùng cột cờ Lũng Pô, chúng tôi lại cùng 'bạn đồng hành' Everest lên đường ngược A Mú Sung, A Lù để tới với Y Tý – mảnh đất của mây trời.Mù Cang Chải nằm cách Hà Nội chỉ hơn 300km, nghe tên có vẻ là xa xôi lắm, nhưng giờ đây là điểm đến của rất nhiều đoàn khách du lịch cả trong nước lẫn quốc tế. Với chúng tôi, xứ Mù không hề xa lạ, mỗi mùa lúa đổ nước rồi lúa chín chúng tôi đều qua đây.Cứ mỗi độ thu về, dân đi lại, nhiếp ảnh gia, những người yêu du lịch lại rộn ràng hỏi nhau xem lúa vùng cao đã chín chưa, chỗ nào đang xanh, chỗ nào đã gặt để vội vã lên đường cho đúng độ. Khắp các nẻo đường lên miền Đông Tây Bắc lại rộn ràng từng đoàn xe, dòng người nối đuôi nhau đi để cảm nhận sự hùng vĩ của đất trời cũng như sự tài tình của bà con dân tộc đã làm nên những sắc màu của núi đồi.Với tổng giá trị giải thưởng kỷ lục 1,5 tỷ đồng, giải golf Lexus Challenge 2019 đã chính thức khởi tranh từ ngày 16/9 – 19/9/2019 tại sân golf Laguna Lăng Cô, Huế. Đây là lần đầu tiên Lexus Việt Nam đồng hành và tham gia với tư cách nhà tài trợ chính của giải.Urus được xem là chiếc SUV nhanh nhất thế giới đến thời điểm hiện tại, với công suất 650 mã lực, tăng tốc lên 100km/h chỉ mất 3,6 giây cùng tốc độ tối đa đạt 300km/h.

Là họa sỹ Việt được đông đảo công chúng yêu nghệ thuật tại Copenhagen biết đến, Đặng Dương Bằng còn vinh dự là nghệ sỹ được đồng hành cùng các thương hiệu tự hào quốc gia của Đan Mạch. Họa sỹ đã từng được Royal Copenhagen, hãng đồ gốm sứ siêu cao cấp với những món đồ sứ đắt giá nhất thế giới, mời vẽ trên một bộ sưu tập riêng với chữ ký của họa sỹ. Lần về nước này, Đặng Dương Bằng đồng hành cùng Fritz Hansen, thương hiệu nội thất Đan Mạch danh tiếng với 145 năm lịch sử và những tuyệt tác nội thất được ví như các tác phẩm nghệ thuật.

Một số tác phẩm của họa sỹ Đặng Dương Bằng sẽ được trưng bày tại triển lãm “Bến mơ”

Một số tác phẩm của họa sỹ Đặng Dương Bằng sẽ được trưng bày tại triển lãm “Bến mơ”

Triển lãm sẽ diễn ra với sự hiện diện của họa sỹ trong 2 ngày 26-27/9/2019 (17:30-20:00) và các tác phẩm sẽ tiếp tục được trưng bày tại House of Fritz Hansen Saigon (215 G6 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quận 2, TP HCM) tới hết tháng 10/2019.

Bài: : PV

Mênh mang thu vàng Y Tý

Tin Tức

Chia sẻ

Cứ mỗi độ thu sang là cả cảnh vật, con đường của vùng Tây Bắc được ông trời nhuốm lên một màu vàng rộm của nắng và những nương lúa. Cái vẻ tất bật hiện rõ trên từng thửa ruộng đang vào mùa gặt, cả trên nét mặt kẻ lữ khách chuẩn bị lên đường đi ngao du. Chúng tôi chọn cho mình một lộ trình quen thuộc để khám phá vẻ đẹp mùa thu miền núi. Xuất phát từ Hà Nội, vi vút trên cung đường cao tốc dài nhất Việt Nam nối liền tới tận Lào Cai, ngược dòng nước đỏ tới Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, qua A Mú Sung, A Lù để ngồi dưới mái nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý, xuôi Mường Hum về Sa Pả. Cung đường khép trọn niềm vui của mùa lúa mới, mùa no ấm của đồng bào.

Người bạn đồng hành cùng chúng tôi trong chuyến đi giữa mùa thu vàng Y Tý là chiếc Ford Everest máy dầu

Y Tý đẹp quanh năm, mùa lúa chín vàng thường là tháng 9 hàng năm

Ruộng lúa trải dài khắp nẻo đường chúng tôi đi

Bát Xát đón chúng tôi bằng những cơn gió mát lạnh của mùa thu, lẫn trong sương sớm là mùi xôi nhà ai mới đồ chuẩn bị cho cả ngày trên nương. Cung đường tuần tra biên giới với những triền đồi đầy chuối, bên kia dòng sông đang cuộn đỏ chính là địa phận Trung Quốc với đường cao tốc ngày đêm xe chạy. Những cột mốc biên giới cứ hiện dần lên trên đường đi, đầu tiên là mốc 95, 94 rồi ngược về tới 92 cũng là điểm đánh dấu nơi đầu tiên của dòng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam. Từ xa, bạn đã có thể thấy màu đỏ thắm của lá cờ tổ quốc tung bay giữa đất trời Lũng Pô nhưng để chạm tay vào đó là điều không dễ dàng.

Những cột mốc đánh dấu chủ quyền biên giới dọc đường từ Bát Xát lên A Mú Sung

Cột cờ Lũng Pô

Không khí rộn ràng của mùa gặt hiện lên trên từng thửa ruộng

Con đường đất nhỏ men theo triền núi, những ngày mưa bão của mùa hè làm sạt lở và bùn lầy thêm. Cua gắt, trơn trượt, mặt đường đầy rãnh sâu, bạn sẽ chẳng có cơ hội làm lại lần thứ hai nếu “sảy chân” trên đoạn đường vào cột cờ Lũng Pô. Nếu là một chiếc xe máy thì sẽ không quá vất vả bởi tính cơ động của nó, nhưng kẻ vận chuyển Ford Everest của chúng tôi thì câu chuyện lại khác. Rất vất vả để chọn được điểm đặt bánh xe khi bề rộng của đường chỉ vừa đủ, nhưng Everest lại lợi thế về độ cao gầm cũng như hệ thống giảm xóc êm ái mỗi khi lướt qua những “ổ trâu” trên đường. Dù phiên bản chúng tôi đi chỉ một cầu (dẫn động cầu sau) nhưng với sức mạnh cũng như ưu thế về sức kéo của máy dầu đã giúp cho chiếc xe như đang “khiêu vũ” với cung đường đầy thử thách.

Lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình của chiếc Everest trong suốt cả hành trình của chúng tôi chỉ ở mức 8,5L/100km

Cột mốc biên giới số 92 – Nơi đánh dấu điểm đầu tiên của dòng sông Hồng trên đất Việt

Chúng tôi dạo chơi nơi thượng nguồn của dòng sông Hồng

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt là điểm giao nhau của dòng suối Lũng Pô từ phía tổ quốc mình đổ ra hợp với sông lớn từ Trung Quốc chảy xuống tạo nên ngã ba sông rất đặt biệt. Hai dòng nước, một trong một đục hòa vào làm một để mang biết bao phù sa cho vùng đồng bằng châu thổ. Cột mốc số 92 cùng cột cờ Lũng Pô sừng sững hiên ngang để đánh dấu mảnh đất phên dậu của đất nước đã biết bao lần bị xâm lăng, giờ đây đã được yên bình. Sau phút nghiêm mình trước mảnh đất thiêng liêng này, chúng tôi lại cùng “bạn đồng hành” Everest lên đường ngược A Mú Sung, A Lù để tới với Y Tý – mảnh đất của mây trời.

Chúng tôi đi vào giữa độ đẹp nhất của mùa lúa ở Y Tý

Y Tý – mảnh đất của mây trời

Y Tý cách Hà Nội chừng 380km, bạn có thể dễ dàng đi vào 2 ngày cuối tuần

Phiên chợ Y Tý vẫn còn mang nhiều bản sắc của người dân nơi đây

Những khúc cua dần bị bỏ lại phía sau, hàng chục điểm sạt lở hay ngầm nước chảy cũng không làm khó chiếc xe với sự kiểm soát khéo léo của người lái. Bù lại những mệt nhọc của con đường là từng dải lúa như sóng vàng trên sườn núi, trải dài từ Ngải Trồ, qua Y Tý tới tận Dền Thàng, Mường Hum. Không khí vụ mùa rộn ràng trên từng thửa ruộng. Lúa Y Tý không giống lúa xứ Mù, thường chín sớm hơn đôi ba tuần và diện tích trải dài hơn. Chúng tôi cứ men theo con đường nhỏ vắt vẻo chạy vòng quanh ấy mà đi, để rồi lại ngẩn ngơ mê mải với bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.

Khi khách đường xa hòa nhịp cùng người dân bản địa

Cung đường qua khá nhiều thác nước bên đường

Ruộng bậc thang ở Mường Hum

Y Tý hôm nay không có mây, đó là điều kém may mắn với chúng tôi, nhưng bù lại, những giây phút vào bản, ngồi dưới mái nhà của người Hà Nhì là giây phút chẳng bao giờ quên. Toàn bộ tường nhà được trình từ đất với độ dày chừng 40 – 60cm, có một cửa chính (nếu bếp liền nhà thì có thêm cửa phụ để xuống), không có cửa sổ mà là ô nhỏ thông gió, mái lá lợp bằng cỏ dày tương đương tường nhà. Đây vừa là nét kiến trúc độc đáo thể hiện bản sắc văn hóa của người Hà Nhì, vừa để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt với mùa đông giá lạnh (có thể có băng tuyết). Chúng tôi ngồi đùa vui với lũ trẻ dưới mái nhà mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông trong khi ngoài trời đang đổ mưa rả rích. Những câu nói trao đổi chẳng hiểu hết ý nhau nhưng tất cả đều vui.

“Đàn anh” Everest cùng “đàn em” Ford EcoSport trên hành trình Y Tý

Bản Nhìu Cồ San là nơi sinh sống của đồng bào Hà Nhì với những ngôi nhà trình tường

Nếu chỉ một chút sơ sẩy, bạn chẳng thể làm lại lần thứ hai

Những phút giây thư thái trên đường cùng bạn đồng hành Ford Everest

Bạn đã sẵn sàng để lên đường?

Trên chặng đường trở về, chiếc xe Everest đã cùng chúng tôi qua cầu treo cheo leo ở Mường Hum, ngược dốc Sâu Chua, Hầu Thào và về lại Hà Nội theo đường cao tốc. Chúng tôi đã ngược dòng nước đỏ tới điểm đầu chảy vào đất Việt, tới vùng đất của mây trời, của những ngôi nhà hình nấm như trong chuyện cổ tích, vượt suối, vượt rừng để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu miền núi.

Y Tý, tháng 9/2017

Ai lên xứ Mù cùng tôi mùa thu này…

Tin Tức

Chia sẻ

Cùng với Y Tý, Hoàng Su Phì, Mù Cang Chải là một trong những điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất

Trải qua bao đời, bao thế hệ, đồng bào dân tộc Dao, Hmong mới làm nên được những thửa ruộng đầy quyến rũ thế này

Ruộng trải dài trên khắp các sườn đồi từ Nghĩa Lộ tới Mù Cang Chải

Nhưng chuyến đi lần thứ mấy mươi này vẫn làm cho cả đoàn chộn rộn. Hà Nội tiễn chúng tôi bằng cơn nắng nhẹ giữa mùa thu, đi ngược lại dòng người hối hả từ ngoại thành vào nội đô cho kịp giờ làm. Trong nắng sớm, chúng tôi nhanh chóng qua Thanh Sơn với những đồi chè xanh ngút tầm mắt, vượt đèo Khế, rồi đèo Ách. Nếu ai mê mẩn hương vị của chén trà shan tuyết thì Suối Giàng là nơi lý tưởng để thưởng thức, những gốc chè cổ thụ cả người ôm nằm trên đỉnh núi quanh năm mờ sương cho ra thứ chè thượng hạng nhất. Cả đoàn lại xuôi dốc Bồ Hòn hướng về Nghĩa Lộ đến khi thoảng nghe trong gió mùi của rơm rạ, của lúa chín là lúc xứ Mường Lò chào đón.

Từ tận dưới suối nước lên tới đỉnh đồi, đâu đâu cũng là ruộng lúa

Đại đa số ruộng ở Mù Cang Chải là của đồng bào người Hmong

Bạn sẽ bắt gặp những cảnh sắc rất đời thường

Chỉ mới giữa thu thôi mà thung lũng Tú Lệ đã bắt đầu lạnh se sắt, cái hơi lạnh phả ra từ ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song vây quanh. Chúng tôi đi giữa thung lũng khi ánh chiều tà đã về, từng tia nắng cuối ngày chiếu xuống cả cánh đồng càng làm dậy thêm mùi của lúa nếp. Nếp Tú Lệ đã nổi tiếng khắp cả vùng Tây Bắc, cái thứ gạo mà không nơi nào có, được bà con người Thái, người Mông trồng một năm một vụ. Thứ xôi được nấu lên từ loại nếp này chẳng cần phải thêm đỗ, thêm lạc, thêm dừa mà vẫn đem lại vị ngọt rất riêng của rừng núi. Vị ngọt ngào, vừa đủ ngậy mà không quá béo, vừa đủ độ mềm dẻo mà không hề ướt hay khô để người sành ăn nhất cũng phải tấm tắc.

Thung lũng Cao Phạ là một trong những điểm ngắm lúa đẹp nhất trên hành trình

Do nước đổ không đều nên sẽ có thửa ruộng chín vàng xen kẽ thửa đang xanh

Màu no ấm hiện lên trong mỗi căn nhà

Con đường lên Lìm Mông nằm lọt mình giữa những nương lúa đang được đất trời nhuốm lên một màu vàng rực, dòng suối chạy xuyên qua giữa thung lũng càng làm cảnh vật trở nên kỳ ảo hơn. Chúng tôi nhích ga thật chậm để lên đèo Khau Phạ – có nghĩa là “chiếc sừng trời”, một trong tứ đại đỉnh đèo của nước Việt khi mặt trời vừa kịp ló sau dãy núi và chiếu xuống những con đường. Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống thung lũng Cao Phạ mới thấy được màu no ấm.

Đèo Khau Phạ, trong tiếng Thái nghĩa là Sừng trời nối liền Tú Lệ lên Mù Cang Chải

Người dân sống xen kẽ với ruộng lúa ở thung lũng Cao Phạ

Bạn chỉ cần khoảng 3-4 ngày từ Hà Nội là có thể khám phá hầu hết các điểm đẹp ở Mù Cang Chải

Thật khéo khen cho bàn tay những người nông dân, qua bao đời chỉ gắn bó với mảnh đất này mà vẽ nên giữa đất trời những đường cong đẹp đến thế. Lẫn giữa màu vàng của lúa là màu của váy áo, cô gái người Mông váy sặc sỡ đang khom mình gặt lúa, cô gái Thái với tà áo trắng tinh khôi đang đập lúa cùng những chàng trai. Đó, bức tranh mùa gặt của miền núi luôn đầy màu sắc như thế. Từ xa xưa cho tới tận bây giờ, dường như vẫn không có gì thay đổi.

Hai thời điểm được xem là đẹp nhất ở Mù Cang Chải là mùa đổ nước (tháng 4 -5) và mùa lúa chín (tháng 9 – 10)

Ruộng bậc thang “mâm xôi” nổi tiếng tại Mù Cang Chải

Ruộng hình “chiếc giày” ngay cầu Ba Nhà

Chúng tôi đi giữa con đường 32 thênh thang nên đâu có gì vội vã. Rẽ vào La Pán Tẩn, rồi từ đó men theo con đường mòn của người dân đi làm nương để lên Tả Chí Lừ. Tuyến đường đất rất nhỏ với nhiều dốc cao, có cả nước chảy giữa đường làm chúng trở nên trơn trượt. Con đường mòn nhỏ khiến chúng tôi khá chật vật. Tuy nhiên, ông trời luôn rất công bằng. Bù đắp lại những mệt nhọc của cung đường là cảnh sắc nơi đây. Cả thung lũng Tả Chí Lừ bừng lên trong nắng, nhuộm vàng cả một góc trời.

Bạn sẽ thấy rõ không khí rộn ràng của mùa gặt mới hiện lên trên từng thửa ruộng

Nét tươi vui trên khuôn mặt của những người nông dân ở đây

Đừng quên thưởng thức món cốm nhé

Chúng tôi dường như không thốt được nên lời, chỉ biết ngồi xuống bên vệ đường và ngắm cho thỏa thích. Ông bạn đi cùng vốn cũng là dân nhiếp ảnh, sau vài cú bấm máy xạch xạch cũng đã chịu ngồi yên, rồi ông nói là không biết làm sao để chụp hết được vẻ đẹp nên thôi đành giữ lại bằng mắt vậy. Cả xứ Mù mùa này đều bừng lên những sắc màu, màu của nắng thu miền núi, màu của lúa vàng, của váy áo, của cả cuộc sống bình dị nơi miền sơn cước.

Hấu hết mọi công đoạn từ gặt tới phơi cất giữ đều thực hiện bằng tay

Lũ trẻ con rất đáng yêu

Đừng bỏ lỡ nhé, xứ Mù đang ở độ đẹp nhất của đất trời

Còn chần chừ chi nữa, chuẩn bị lên đường thôi nào!

Tú Lệ, Khau Phạ, La Pán Tẩn, Tả Chỉ Lừ… cũng chỉ là những góc nhỏ của đất trời nơi đây. Nếu có thời gian, tôi khuyên bạn hãy đi xe máy vào sâu trong Chế Cu Nha, Thào Chua Chải, Dế Xu Phình… để “cảm” và “thấm” hơn vẻ đẹp của núi rừng cũng như sự tài hoa của những bàn tay người Mông. Những bàn tay từ ngàn đời đã vẽ những đường nét, tô màu no ấm cho cả khung trời Tây Bắc. Đừng ngại ngần, hãy sà vào căn nhà ven đường, người Mông vốn rất hiếu khách, bữa cơm mới sẽ khiến bạn không thể nào quên mà cứ muốn ăn mãi không thôi….

Mù Cang Chải, 21/09/2017

Bạn đã sẵn sàng cho mênh mang mùa vàng Hoàng Su Phì?

Tin Tức

Chia sẻ

Giữa những cái tên như Sapa, Mù Cang Chải, Y Tý,… mảnh đất nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh với cái tên Hoàng Su Phì là một nơi rất đặc biệt. Mùa lúa ở đây chỉ trồng một năm một lần tùy theo nước trời, thông thường cấy lúa đổ nước vào tháng 5 và gặt vào tháng 10. Những thửa ruộng trải dài khắp thung lũng từ thấp lên cao tạo nên vòng xoáy vàng rực rỡ, dưới ánh nắng chiều, mọi thứ dường như đều được nhuộm một màu vàng no ấm.

Những nương lúa vàng óng trong nắng chiều

Bao nếp nhà của đồng bào dân tộc tạo thêm vẻ trữ tình cho khung cảnh nơi đây

Chúng tôi men theo con đường tỉnh lộ từ ngã ba Tân Quang nhằm hướng Hoàng Su Phì. Con đường nhựa nhỏ bé nằm cheo leo nơi vách núi, phía dưới kia là dòng suối chảy quanh co qua cả thửa ruộng đang chín vàng. Vượt đèo Cổng trời cũng là lúc chỉ còn lại màu vàng của lúa và màu xanh của trời. Những mái nhà nép mình bé nhỏ dường như lọt thỏm giữa triền núi đầy ruộng bậc thang. Thật khéo khen cho bàn tay những người dân nơi đây, qua bao đời đã làm nên những kỳ quan tuyệt sắc.

Thật tài tình cho những bàn tay người nông dân miền ngược, vẽ lên giữa núi rừng những đủ no của cuộc đời

Và những ngày đông no đủ

Từng bờ ruộng như những nét chấm phá uốn lượn, chở trên mình là bụi lúa nặng trĩu bông. Thêm sắc cho bức tranh đó có dăm cô gái Mông váy áo đỏ rực đang cúi mình gặt. Không khí nhộn nhịp của mùa gặt hiện rõ nơi đây, tất cả đều được làm thủ công. Từ gặt lúa, rồi đập, rồi phơi, rồi chà xát tạo thành gạo, tất cả những công đoạn ấy đều từ bàn tay những con người nhỏ bé sống giữa lưng trời này làm nên. Tôi ngồi lại bên triền đồi, một buổi chiều đầy nắng, nắng càng làm đẹp hơn phong cảnh nơi đây. Khói bếp nhà ai đã lên bảng lảng, hối hả những bó lúa cuối cùng, cả thửa ruộng giờ đây được nhuốm thêm màu vàng càng làm cho nổi bật hơn.

Lúa nặng trĩu bông, mong chờ một vụ mùa bội thu

Triền đồi rực nắng

Chúng tôi xuống tận nương, gặp từng con người chân thật đang thoăn thoắt gặt. Để được nghe câu chuyện về ruộng, về những nhọc nhằn ngày khi đắp bờ giữ nước. Tiếng Kinh còn chưa rõ, những ông bố, bà mẹ cả những đứa trẻ mà chúng tôi gặp trên đường đều hiếu khách một cách rất tự nhiên như bản chất thật thà của họ.

Con đường uốn mình qua sườn đồi đầy lúa vàng, mây vườn quanh chân người lữ khách

Con đường lên Thèn Chu Phìn đẹp như tranh vẽ giữa mùa thu

Khi chỉ cách Hoàng Su Phì chừng hơn chục cây số, chúng tôi chọn cho mình lối đi vòng qua Thông Nguyên. Con đường men theo bờ suối cứ xuống dần xuống dần đến tận thung lũng là nơi họp chợ của bà con quanh đây. Khu trung tâm hành chính của xã nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa bốn bên là núi là rừng. Đứng ở giữa chiếc cầu nối hai bờ suối nhìn lên bốn hướng đều là màu vàng của lúa. Bà con người Mông cứ làm ruộng gần bờ suối làm lên, làm cho đến khi tới tận “đỉnh trời” thì dừng lại.

Bình yên những mái nhà bên dòng suối, nương lúa

Rộn ràng mùa gặt

Ruộng bậc thang có ở khắp nơi tại Hoàng Su Phì, từ ven những con đường đến dòng sông con suối, từ dưới sâu thung lũng lên tận đỉnh núi. Chấm phá vào bức tranh mùa gặt đầy no ấm đó là những mái nhà của người Dao, người Mông, La Chí,… nằm lưng chừng núi làm tăng thêm vẻ đẹp cho miền đất này. Những âm thanh rộn ràng của mùa gặt, những váy áo xúng xính đầy sắc màu của bà con dân tộc, nụ cười cô gái hay ánh mắt của lũ trẻ ven đường dường như đều mang trong mình sự tươi vui. Nếu đi vào đầu vụ gặt (cuối tháng 9), bạn sẽ gặp những mảng màu xanh vàng xen lẫn của những nương lúa, còn đi vào đúng độ (khoảng giữa tháng 10) cả mảnh đất ấy chỉ là một màu vàng óng của lúa và nắng.

Mong cho những mùa vàng luôn nở rộ trên những cánh đồng miền sơn cước này

Còn gì bình yên hơn khi bạn ngồi đây, ngắm nhìn mây bay qua sườn núi?

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Bà con các dân tộc ở đây từ cả trăm năm nay chỉ dùng cuốc, cào, trâu bò và thậm chí là cả xương máu để làm nên những thửa ruộng kỳ vĩ uốn lượn theo từng thế núi, thế sông. Hai địa điểm được xem là đẹp nhất về ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là bản Luốc và bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo khó nơi nào có được. Những thửa ruộng nhìn từ trên xuống như những đồng bạc vàng được xếp tầng xếp lớp. Xen vào tầng tầng lớp lớp ấy là bà con người Nùng, Dao, La Chí, Mông… sinh sống giữa sườn núi. So với nhiều nơi khác, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có nhiều cái hơn. Cái hơn thứ nhất là có cánh “đồng” ruộng rộng tới gần 200ha ở bản Luốc, cái hơn thứ hai là tổng diện tích ruộng bậc thang lớn tới 764ha với thời gian hình thành đã hơn 300 năm, cái hơn thứ ba là độ cao xếp tầng của những thửa ruộng (có những đoạn cao đến 1,5m giữa hai bậc) và có tới hàng ngàn bậc thang như thế.

Ruộng bậc thang ở Thông Nguyên

Từ trung tâm xã bản Phùng có thể phóng tầm mắt khắp mọi hướng, đâu đâu cũng tầng tầng lớp lớp một màu vàng óng của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín. Nếu ai đó đã đi miền cao nhiều, đã biết về văn hóa cũng như phong tục tập quán của bà con dân tộc ở đây thì có thể nhìn ruộng là biết được của đồng bảo dân tộc nào. Người Dao, người Nùng và người Mông thường làm ruộng xen kẽ với những cánh rừng, thậm chí là mỗi nơi một ít và cách xa nhà. Còn người La Chí thường làm ruộng quanh nhà và tập trung hơn. Người Dao ở bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu vụ mới từ ngay sau khi ăn Tết xong, còn người La Chí ở bản Phùng lại khai ruộng muộn hơn một chút. Chính vì thế, khi đi trên những con đường lớn, bạn có thể thấy những đốm xanh đốm vàng xen kẽ nhau hoặc là cả mảng núi là ruộng tạo nên phong cảnh đẹp mắt.

Hầu hết mọi công đoạn của ngày mùa vẫn được thực hiện thủ công bằng tay

Lũ trẻ con hồn nhiên vô tư chơi đùa bên nương lúa khi bố mẹ gặt hái

Nếu bạn là người thích mạo hiểm và phiêu lưu cũng như thích chinh phục những cung đường off-road thì trung tâm huyện đi ngược lên Pố Lồ, từ đó đi tiếp lên Thèn Chu Phìn và có thể vượt dãy Tây Côn Lĩnh để sang Thanh Thủy (Hà Giang). Vẫn là những thửa ruộng bậc thang nhưng rất sát đường đi, ruộng được làm kiểu như vòng tròn xoáy ốc ở các quả đồi, xen lẫn là trường học, suối và những mái nhà nhỏ. Những người dân tộc hiếu khách sẵn sàng mời bạn vào nhà của họ chơi và dùng cơm cũng như uống rượu.

Hãy hòa mình vào phiên chợ vùng sơn cước nữa bạn nhé

Bạn cũng có thể hòa mình vào phiên chợ Hoàng Su Phì chỉ họp vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Phiên chợ vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của bà con dân tộc ở đây. Từ sáng sớm, trên các triền núi, từ mỗi mái nhà ai cũng váy áo với sản vật nhà mình cùng đi về một nơi – chợ phiên. Phiên chợ không hẳn chỉ là mua bán trao đổi những đồ dùng hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ của những chàng trai cô gái, là nơi bạn bè người thân cả tuần xa cách gặp mặt. Nếu may mắn, bạn cũng sẽ được tham dự nhiều lễ hội của bà con dân tộc ở đây như lễ cúng ma khô của người Mông, lễ Lùng Tùng của người Tày, lễ mừng cơm mới của người La Chí…

Hoàng Su Phì nằm cách Hà Nội hơn 300km và có hai con đường để lên đây. Đường dễ nhất và cũng được nhiều người lựa chọn là từ thủ đô theo quốc lộ 2 lên Tuyên Quang rồi đến ngã ba Tân Quang thì rẽ phải vượt đèo cổng trời và đi thêm chừng 60km nữa thì đến trung tâm Hoàng Su Phì.

Cung đường này dễ đi phù hợp với cả xe máy và ôtô, có thể tham quan được nhiều nơi trên đường như Nậm Ty, Thông Nguyên,… Con đường thứ hai là lên Yên Bái, Bắc Hà (Lào Cai) rồi từ đó đi lên ngã ba Lũng Phình thì rẽ phải đi Xín Mần và Hoàng Su Phì. Cung đường này xa hơn nhưng lại có nhiều điểm khám phá hơn như chợ Bắc Hà, Lũng Phình, Xín Mần…. Nếu đi vào các vùng biên giới (có cắm biển khu vực biên giới) bạn cần trình báo với chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng.

Hoàng Su Phì, 07/09/2017.

Giải đấu Lexus Challenge 2019 chính thức khởi tranh

Tin Tức

Chia sẻ

Lexus Challenge 2019 là màn so tài giữa 77 golfer chuyên nghiệp, nghiệp dư, cũng như các golfer trẻ trong và ngoài nước. Giải đấu hứa hẹn thêm phần kịch tính khi hội tụ các quán quân của cả 3 mùa giải VPGA Tour trước: Trần Lê Duy Nhất (2019), Annop Tangkamolprasert (2018), Andy Chu Minh Đức (2017). Để chạm tay vào chiếc cúp vô địch, các golfer sẽ phải vượt qua 4 vòng thi đấu đầy thách thức với tất cả tài năng và bản lĩnh.

Giải golf Lexus Challenge 2019 sẽ diễn ra ở sân golf 18 hố Laguna Lăng Cô (par 71) đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế và đã từng tổ chức nhiều giải đấu tầm cỡ khu vực. Giải sẽ áp dụng luật quốc tế khi yêu cầu sử dụng sách đọc sân golf (Yardage Book). Một số luật địa phương cũng sẽ được áp dụng như Luật một bóng (trong cả vòng đấu, người chơi chỉ được dùng một loại bóng có trong danh sách bóng hợp chuẩn mới nhất của R&A) và luật không sử dụng xe điện đối với người chơi cũng như caddie của họ.

Mẫu SUV Lamborghini Urus nhanh nhất thế giới về tay khách hàng Việt

Tin Tức

Chia sẻ

Lamborghini Urus mới vừa cập cảng Hải Phòng, sở hữu màu vàng Giallo Auge nổi bật

Trang bị hiện đại của Lamborghini cùng các chế độ lái đa dạng gúp chủ nhân có nhiều tùy chọn khi lái xe

Hiện tại, chiếc xe Lamborghini Urus phiên bản màu vàng Giallo Auge được nhập khẩu chính hãng thông qua cảng Hải Phòng và đang chờ để giao cho một khách hàng Việt. Tính đến nay, đã có 3 chiếc Urus khác về Việt Nam đủ để nói lên độ chịu chơi và đam mê của giới chơi xe Việt trong khu vực. Mẫu Urus mới mang màu vàng Giallo Auge nổi bật (Giallo trong tiếng Ý là màu vàng, còn Auge trong tiếng Tây Ban Nha là bùng nổ).

Urus vừa là một mẫu xe thích hợp cho gia đình, cho nhu cầu vận chuyển hàng ngày mà vẫn giữ được phong cách thể thao

Hệ thống đèn pha tự động chống chói kết hợp với các camera giúp điều chỉnh tia sáng tránh gây chói mắt cho xe đối diện

Các cảm biến đỗ xe trước và sau giúp phát hiện ra vật cản, hiển thị khoảng cách đến vật cản lên màn hình cảm ứng LIS III

Mặc dù sử dụng khối động cơ V8 cho công suất tới 650 mã lực nhưng Urus vẫn thích hợp với di chuyển hàng ngày bởi hệ thống Anima có khả năng điều chỉnh nhiều chế độ tùy người lái mong muốn. Urus vận hành tốt trên đô thị, trên những đường quê đá sỏi, những cung đường off-road gồ ghề và cả những chặng đường đua khốc liệt.

Cứ mỗi độ thu sang là cả cảnh vật, con đường của vùng Tây Bắc được ông trời nhuốm lên một màu vàng rộm của nắng và những nương lúa. Cái vẻ tất bật hiện rõ trên từng thửa ruộng đang vào mùa gặt, cả trên nét mặt kẻ lữ khách chuẩn bị lên đường đi ngao du. Chúng tôi chọn cho mình một lộ trình quen thuộc để khám phá vẻ đẹp mùa thu miền núi. Xuất phát từ Hà Nội, vi vút trên cung đường cao tốc dài nhất Việt Nam nối liền tới tận Lào Cai, ngược dòng nước đỏ tới Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, qua A Mú Sung, A Lù để ngồi dưới mái nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý, xuôi Mường Hum về Sa Pả. Cung đường khép trọn niềm vui của mùa lúa mới, mùa no ấm của đồng bào.

Người bạn đồng hành cùng chúng tôi trong chuyến đi giữa mùa thu vàng Y Tý là chiếc Ford Everest máy dầu

Y Tý đẹp quanh năm, mùa lúa chín vàng thường là tháng 9 hàng năm

Ruộng lúa trải dài khắp nẻo đường chúng tôi đi

Bát Xát đón chúng tôi bằng những cơn gió mát lạnh của mùa thu, lẫn trong sương sớm là mùi xôi nhà ai mới đồ chuẩn bị cho cả ngày trên nương. Cung đường tuần tra biên giới với những triền đồi đầy chuối, bên kia dòng sông đang cuộn đỏ chính là địa phận Trung Quốc với đường cao tốc ngày đêm xe chạy. Những cột mốc biên giới cứ hiện dần lên trên đường đi, đầu tiên là mốc 95, 94 rồi ngược về tới 92 cũng là điểm đánh dấu nơi đầu tiên của dòng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam. Từ xa, bạn đã có thể thấy màu đỏ thắm của lá cờ tổ quốc tung bay giữa đất trời Lũng Pô nhưng để chạm tay vào đó là điều không dễ dàng.

Những cột mốc đánh dấu chủ quyền biên giới dọc đường từ Bát Xát lên A Mú Sung

Cột cờ Lũng Pô

Không khí rộn ràng của mùa gặt hiện lên trên từng thửa ruộng

Con đường đất nhỏ men theo triền núi, những ngày mưa bão của mùa hè làm sạt lở và bùn lầy thêm. Cua gắt, trơn trượt, mặt đường đầy rãnh sâu, bạn sẽ chẳng có cơ hội làm lại lần thứ hai nếu “sảy chân” trên đoạn đường vào cột cờ Lũng Pô. Nếu là một chiếc xe máy thì sẽ không quá vất vả bởi tính cơ động của nó, nhưng kẻ vận chuyển Ford Everest của chúng tôi thì câu chuyện lại khác. Rất vất vả để chọn được điểm đặt bánh xe khi bề rộng của đường chỉ vừa đủ, nhưng Everest lại lợi thế về độ cao gầm cũng như hệ thống giảm xóc êm ái mỗi khi lướt qua những “ổ trâu” trên đường. Dù phiên bản chúng tôi đi chỉ một cầu (dẫn động cầu sau) nhưng với sức mạnh cũng như ưu thế về sức kéo của máy dầu đã giúp cho chiếc xe như đang “khiêu vũ” với cung đường đầy thử thách.

Lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình của chiếc Everest trong suốt cả hành trình của chúng tôi chỉ ở mức 8,5L/100km

Cột mốc biên giới số 92 – Nơi đánh dấu điểm đầu tiên của dòng sông Hồng trên đất Việt

Chúng tôi dạo chơi nơi thượng nguồn của dòng sông Hồng

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt là điểm giao nhau của dòng suối Lũng Pô từ phía tổ quốc mình đổ ra hợp với sông lớn từ Trung Quốc chảy xuống tạo nên ngã ba sông rất đặt biệt. Hai dòng nước, một trong một đục hòa vào làm một để mang biết bao phù sa cho vùng đồng bằng châu thổ. Cột mốc số 92 cùng cột cờ Lũng Pô sừng sững hiên ngang để đánh dấu mảnh đất phên dậu của đất nước đã biết bao lần bị xâm lăng, giờ đây đã được yên bình. Sau phút nghiêm mình trước mảnh đất thiêng liêng này, chúng tôi lại cùng “bạn đồng hành” Everest lên đường ngược A Mú Sung, A Lù để tới với Y Tý – mảnh đất của mây trời.

Chúng tôi đi vào giữa độ đẹp nhất của mùa lúa ở Y Tý

Y Tý – mảnh đất của mây trời

Y Tý cách Hà Nội chừng 380km, bạn có thể dễ dàng đi vào 2 ngày cuối tuần

Phiên chợ Y Tý vẫn còn mang nhiều bản sắc của người dân nơi đây

Những khúc cua dần bị bỏ lại phía sau, hàng chục điểm sạt lở hay ngầm nước chảy cũng không làm khó chiếc xe với sự kiểm soát khéo léo của người lái. Bù lại những mệt nhọc của con đường là từng dải lúa như sóng vàng trên sườn núi, trải dài từ Ngải Trồ, qua Y Tý tới tận Dền Thàng, Mường Hum. Không khí vụ mùa rộn ràng trên từng thửa ruộng. Lúa Y Tý không giống lúa xứ Mù, thường chín sớm hơn đôi ba tuần và diện tích trải dài hơn. Chúng tôi cứ men theo con đường nhỏ vắt vẻo chạy vòng quanh ấy mà đi, để rồi lại ngẩn ngơ mê mải với bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.

Khi khách đường xa hòa nhịp cùng người dân bản địa

Cung đường qua khá nhiều thác nước bên đường

Ruộng bậc thang ở Mường Hum

Y Tý hôm nay không có mây, đó là điều kém may mắn với chúng tôi, nhưng bù lại, những giây phút vào bản, ngồi dưới mái nhà của người Hà Nhì là giây phút chẳng bao giờ quên. Toàn bộ tường nhà được trình từ đất với độ dày chừng 40 – 60cm, có một cửa chính (nếu bếp liền nhà thì có thêm cửa phụ để xuống), không có cửa sổ mà là ô nhỏ thông gió, mái lá lợp bằng cỏ dày tương đương tường nhà. Đây vừa là nét kiến trúc độc đáo thể hiện bản sắc văn hóa của người Hà Nhì, vừa để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt với mùa đông giá lạnh (có thể có băng tuyết). Chúng tôi ngồi đùa vui với lũ trẻ dưới mái nhà mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông trong khi ngoài trời đang đổ mưa rả rích. Những câu nói trao đổi chẳng hiểu hết ý nhau nhưng tất cả đều vui.

“Đàn anh” Everest cùng “đàn em” Ford EcoSport trên hành trình Y Tý

Bản Nhìu Cồ San là nơi sinh sống của đồng bào Hà Nhì với những ngôi nhà trình tường

Nếu chỉ một chút sơ sẩy, bạn chẳng thể làm lại lần thứ hai

Những phút giây thư thái trên đường cùng bạn đồng hành Ford Everest

Bạn đã sẵn sàng để lên đường?

Trên chặng đường trở về, chiếc xe Everest đã cùng chúng tôi qua cầu treo cheo leo ở Mường Hum, ngược dốc Sâu Chua, Hầu Thào và về lại Hà Nội theo đường cao tốc. Chúng tôi đã ngược dòng nước đỏ tới điểm đầu chảy vào đất Việt, tới vùng đất của mây trời, của những ngôi nhà hình nấm như trong chuyện cổ tích, vượt suối, vượt rừng để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu miền núi.

Y Tý, tháng 9/2017

Cùng với Y Tý, Hoàng Su Phì, Mù Cang Chải là một trong những điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất

Trải qua bao đời, bao thế hệ, đồng bào dân tộc Dao, Hmong mới làm nên được những thửa ruộng đầy quyến rũ thế này

Ruộng trải dài trên khắp các sườn đồi từ Nghĩa Lộ tới Mù Cang Chải

Nhưng chuyến đi lần thứ mấy mươi này vẫn làm cho cả đoàn chộn rộn. Hà Nội tiễn chúng tôi bằng cơn nắng nhẹ giữa mùa thu, đi ngược lại dòng người hối hả từ ngoại thành vào nội đô cho kịp giờ làm. Trong nắng sớm, chúng tôi nhanh chóng qua Thanh Sơn với những đồi chè xanh ngút tầm mắt, vượt đèo Khế, rồi đèo Ách. Nếu ai mê mẩn hương vị của chén trà shan tuyết thì Suối Giàng là nơi lý tưởng để thưởng thức, những gốc chè cổ thụ cả người ôm nằm trên đỉnh núi quanh năm mờ sương cho ra thứ chè thượng hạng nhất. Cả đoàn lại xuôi dốc Bồ Hòn hướng về Nghĩa Lộ đến khi thoảng nghe trong gió mùi của rơm rạ, của lúa chín là lúc xứ Mường Lò chào đón.

Từ tận dưới suối nước lên tới đỉnh đồi, đâu đâu cũng là ruộng lúa

Đại đa số ruộng ở Mù Cang Chải là của đồng bào người Hmong

Bạn sẽ bắt gặp những cảnh sắc rất đời thường

Chỉ mới giữa thu thôi mà thung lũng Tú Lệ đã bắt đầu lạnh se sắt, cái hơi lạnh phả ra từ ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song vây quanh. Chúng tôi đi giữa thung lũng khi ánh chiều tà đã về, từng tia nắng cuối ngày chiếu xuống cả cánh đồng càng làm dậy thêm mùi của lúa nếp. Nếp Tú Lệ đã nổi tiếng khắp cả vùng Tây Bắc, cái thứ gạo mà không nơi nào có, được bà con người Thái, người Mông trồng một năm một vụ. Thứ xôi được nấu lên từ loại nếp này chẳng cần phải thêm đỗ, thêm lạc, thêm dừa mà vẫn đem lại vị ngọt rất riêng của rừng núi. Vị ngọt ngào, vừa đủ ngậy mà không quá béo, vừa đủ độ mềm dẻo mà không hề ướt hay khô để người sành ăn nhất cũng phải tấm tắc.

Thung lũng Cao Phạ là một trong những điểm ngắm lúa đẹp nhất trên hành trình

Do nước đổ không đều nên sẽ có thửa ruộng chín vàng xen kẽ thửa đang xanh

Màu no ấm hiện lên trong mỗi căn nhà

Con đường lên Lìm Mông nằm lọt mình giữa những nương lúa đang được đất trời nhuốm lên một màu vàng rực, dòng suối chạy xuyên qua giữa thung lũng càng làm cảnh vật trở nên kỳ ảo hơn. Chúng tôi nhích ga thật chậm để lên đèo Khau Phạ – có nghĩa là “chiếc sừng trời”, một trong tứ đại đỉnh đèo của nước Việt khi mặt trời vừa kịp ló sau dãy núi và chiếu xuống những con đường. Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống thung lũng Cao Phạ mới thấy được màu no ấm.

Đèo Khau Phạ, trong tiếng Thái nghĩa là Sừng trời nối liền Tú Lệ lên Mù Cang Chải

Người dân sống xen kẽ với ruộng lúa ở thung lũng Cao Phạ

Bạn chỉ cần khoảng 3-4 ngày từ Hà Nội là có thể khám phá hầu hết các điểm đẹp ở Mù Cang Chải

Thật khéo khen cho bàn tay những người nông dân, qua bao đời chỉ gắn bó với mảnh đất này mà vẽ nên giữa đất trời những đường cong đẹp đến thế. Lẫn giữa màu vàng của lúa là màu của váy áo, cô gái người Mông váy sặc sỡ đang khom mình gặt lúa, cô gái Thái với tà áo trắng tinh khôi đang đập lúa cùng những chàng trai. Đó, bức tranh mùa gặt của miền núi luôn đầy màu sắc như thế. Từ xa xưa cho tới tận bây giờ, dường như vẫn không có gì thay đổi.

Hai thời điểm được xem là đẹp nhất ở Mù Cang Chải là mùa đổ nước (tháng 4 -5) và mùa lúa chín (tháng 9 – 10)

Ruộng bậc thang “mâm xôi” nổi tiếng tại Mù Cang Chải

Ruộng hình “chiếc giày” ngay cầu Ba Nhà

Chúng tôi đi giữa con đường 32 thênh thang nên đâu có gì vội vã. Rẽ vào La Pán Tẩn, rồi từ đó men theo con đường mòn của người dân đi làm nương để lên Tả Chí Lừ. Tuyến đường đất rất nhỏ với nhiều dốc cao, có cả nước chảy giữa đường làm chúng trở nên trơn trượt. Con đường mòn nhỏ khiến chúng tôi khá chật vật. Tuy nhiên, ông trời luôn rất công bằng. Bù đắp lại những mệt nhọc của cung đường là cảnh sắc nơi đây. Cả thung lũng Tả Chí Lừ bừng lên trong nắng, nhuộm vàng cả một góc trời.

Bạn sẽ thấy rõ không khí rộn ràng của mùa gặt mới hiện lên trên từng thửa ruộng

Nét tươi vui trên khuôn mặt của những người nông dân ở đây

Đừng quên thưởng thức món cốm nhé

Chúng tôi dường như không thốt được nên lời, chỉ biết ngồi xuống bên vệ đường và ngắm cho thỏa thích. Ông bạn đi cùng vốn cũng là dân nhiếp ảnh, sau vài cú bấm máy xạch xạch cũng đã chịu ngồi yên, rồi ông nói là không biết làm sao để chụp hết được vẻ đẹp nên thôi đành giữ lại bằng mắt vậy. Cả xứ Mù mùa này đều bừng lên những sắc màu, màu của nắng thu miền núi, màu của lúa vàng, của váy áo, của cả cuộc sống bình dị nơi miền sơn cước.

Hấu hết mọi công đoạn từ gặt tới phơi cất giữ đều thực hiện bằng tay

Lũ trẻ con rất đáng yêu

Đừng bỏ lỡ nhé, xứ Mù đang ở độ đẹp nhất của đất trời

Còn chần chừ chi nữa, chuẩn bị lên đường thôi nào!

Tú Lệ, Khau Phạ, La Pán Tẩn, Tả Chỉ Lừ… cũng chỉ là những góc nhỏ của đất trời nơi đây. Nếu có thời gian, tôi khuyên bạn hãy đi xe máy vào sâu trong Chế Cu Nha, Thào Chua Chải, Dế Xu Phình… để “cảm” và “thấm” hơn vẻ đẹp của núi rừng cũng như sự tài hoa của những bàn tay người Mông. Những bàn tay từ ngàn đời đã vẽ những đường nét, tô màu no ấm cho cả khung trời Tây Bắc. Đừng ngại ngần, hãy sà vào căn nhà ven đường, người Mông vốn rất hiếu khách, bữa cơm mới sẽ khiến bạn không thể nào quên mà cứ muốn ăn mãi không thôi….

Mù Cang Chải, 21/09/2017

Giữa những cái tên như Sapa, Mù Cang Chải, Y Tý,… mảnh đất nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh với cái tên Hoàng Su Phì là một nơi rất đặc biệt. Mùa lúa ở đây chỉ trồng một năm một lần tùy theo nước trời, thông thường cấy lúa đổ nước vào tháng 5 và gặt vào tháng 10. Những thửa ruộng trải dài khắp thung lũng từ thấp lên cao tạo nên vòng xoáy vàng rực rỡ, dưới ánh nắng chiều, mọi thứ dường như đều được nhuộm một màu vàng no ấm.

Những nương lúa vàng óng trong nắng chiều

Bao nếp nhà của đồng bào dân tộc tạo thêm vẻ trữ tình cho khung cảnh nơi đây

Chúng tôi men theo con đường tỉnh lộ từ ngã ba Tân Quang nhằm hướng Hoàng Su Phì. Con đường nhựa nhỏ bé nằm cheo leo nơi vách núi, phía dưới kia là dòng suối chảy quanh co qua cả thửa ruộng đang chín vàng. Vượt đèo Cổng trời cũng là lúc chỉ còn lại màu vàng của lúa và màu xanh của trời. Những mái nhà nép mình bé nhỏ dường như lọt thỏm giữa triền núi đầy ruộng bậc thang. Thật khéo khen cho bàn tay những người dân nơi đây, qua bao đời đã làm nên những kỳ quan tuyệt sắc.

Thật tài tình cho những bàn tay người nông dân miền ngược, vẽ lên giữa núi rừng những đủ no của cuộc đời

Và những ngày đông no đủ

Từng bờ ruộng như những nét chấm phá uốn lượn, chở trên mình là bụi lúa nặng trĩu bông. Thêm sắc cho bức tranh đó có dăm cô gái Mông váy áo đỏ rực đang cúi mình gặt. Không khí nhộn nhịp của mùa gặt hiện rõ nơi đây, tất cả đều được làm thủ công. Từ gặt lúa, rồi đập, rồi phơi, rồi chà xát tạo thành gạo, tất cả những công đoạn ấy đều từ bàn tay những con người nhỏ bé sống giữa lưng trời này làm nên. Tôi ngồi lại bên triền đồi, một buổi chiều đầy nắng, nắng càng làm đẹp hơn phong cảnh nơi đây. Khói bếp nhà ai đã lên bảng lảng, hối hả những bó lúa cuối cùng, cả thửa ruộng giờ đây được nhuốm thêm màu vàng càng làm cho nổi bật hơn.

Lúa nặng trĩu bông, mong chờ một vụ mùa bội thu

Triền đồi rực nắng

Chúng tôi xuống tận nương, gặp từng con người chân thật đang thoăn thoắt gặt. Để được nghe câu chuyện về ruộng, về những nhọc nhằn ngày khi đắp bờ giữ nước. Tiếng Kinh còn chưa rõ, những ông bố, bà mẹ cả những đứa trẻ mà chúng tôi gặp trên đường đều hiếu khách một cách rất tự nhiên như bản chất thật thà của họ.

Con đường uốn mình qua sườn đồi đầy lúa vàng, mây vườn quanh chân người lữ khách

Con đường lên Thèn Chu Phìn đẹp như tranh vẽ giữa mùa thu

Khi chỉ cách Hoàng Su Phì chừng hơn chục cây số, chúng tôi chọn cho mình lối đi vòng qua Thông Nguyên. Con đường men theo bờ suối cứ xuống dần xuống dần đến tận thung lũng là nơi họp chợ của bà con quanh đây. Khu trung tâm hành chính của xã nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa bốn bên là núi là rừng. Đứng ở giữa chiếc cầu nối hai bờ suối nhìn lên bốn hướng đều là màu vàng của lúa. Bà con người Mông cứ làm ruộng gần bờ suối làm lên, làm cho đến khi tới tận “đỉnh trời” thì dừng lại.

Bình yên những mái nhà bên dòng suối, nương lúa

Rộn ràng mùa gặt

Ruộng bậc thang có ở khắp nơi tại Hoàng Su Phì, từ ven những con đường đến dòng sông con suối, từ dưới sâu thung lũng lên tận đỉnh núi. Chấm phá vào bức tranh mùa gặt đầy no ấm đó là những mái nhà của người Dao, người Mông, La Chí,… nằm lưng chừng núi làm tăng thêm vẻ đẹp cho miền đất này. Những âm thanh rộn ràng của mùa gặt, những váy áo xúng xính đầy sắc màu của bà con dân tộc, nụ cười cô gái hay ánh mắt của lũ trẻ ven đường dường như đều mang trong mình sự tươi vui. Nếu đi vào đầu vụ gặt (cuối tháng 9), bạn sẽ gặp những mảng màu xanh vàng xen lẫn của những nương lúa, còn đi vào đúng độ (khoảng giữa tháng 10) cả mảnh đất ấy chỉ là một màu vàng óng của lúa và nắng.

Mong cho những mùa vàng luôn nở rộ trên những cánh đồng miền sơn cước này

Còn gì bình yên hơn khi bạn ngồi đây, ngắm nhìn mây bay qua sườn núi?

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Bà con các dân tộc ở đây từ cả trăm năm nay chỉ dùng cuốc, cào, trâu bò và thậm chí là cả xương máu để làm nên những thửa ruộng kỳ vĩ uốn lượn theo từng thế núi, thế sông. Hai địa điểm được xem là đẹp nhất về ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là bản Luốc và bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo khó nơi nào có được. Những thửa ruộng nhìn từ trên xuống như những đồng bạc vàng được xếp tầng xếp lớp. Xen vào tầng tầng lớp lớp ấy là bà con người Nùng, Dao, La Chí, Mông… sinh sống giữa sườn núi. So với nhiều nơi khác, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có nhiều cái hơn. Cái hơn thứ nhất là có cánh “đồng” ruộng rộng tới gần 200ha ở bản Luốc, cái hơn thứ hai là tổng diện tích ruộng bậc thang lớn tới 764ha với thời gian hình thành đã hơn 300 năm, cái hơn thứ ba là độ cao xếp tầng của những thửa ruộng (có những đoạn cao đến 1,5m giữa hai bậc) và có tới hàng ngàn bậc thang như thế.

Ruộng bậc thang ở Thông Nguyên

Từ trung tâm xã bản Phùng có thể phóng tầm mắt khắp mọi hướng, đâu đâu cũng tầng tầng lớp lớp một màu vàng óng của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín. Nếu ai đó đã đi miền cao nhiều, đã biết về văn hóa cũng như phong tục tập quán của bà con dân tộc ở đây thì có thể nhìn ruộng là biết được của đồng bảo dân tộc nào. Người Dao, người Nùng và người Mông thường làm ruộng xen kẽ với những cánh rừng, thậm chí là mỗi nơi một ít và cách xa nhà. Còn người La Chí thường làm ruộng quanh nhà và tập trung hơn. Người Dao ở bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu vụ mới từ ngay sau khi ăn Tết xong, còn người La Chí ở bản Phùng lại khai ruộng muộn hơn một chút. Chính vì thế, khi đi trên những con đường lớn, bạn có thể thấy những đốm xanh đốm vàng xen kẽ nhau hoặc là cả mảng núi là ruộng tạo nên phong cảnh đẹp mắt.

Hầu hết mọi công đoạn của ngày mùa vẫn được thực hiện thủ công bằng tay

Lũ trẻ con hồn nhiên vô tư chơi đùa bên nương lúa khi bố mẹ gặt hái

Nếu bạn là người thích mạo hiểm và phiêu lưu cũng như thích chinh phục những cung đường off-road thì trung tâm huyện đi ngược lên Pố Lồ, từ đó đi tiếp lên Thèn Chu Phìn và có thể vượt dãy Tây Côn Lĩnh để sang Thanh Thủy (Hà Giang). Vẫn là những thửa ruộng bậc thang nhưng rất sát đường đi, ruộng được làm kiểu như vòng tròn xoáy ốc ở các quả đồi, xen lẫn là trường học, suối và những mái nhà nhỏ. Những người dân tộc hiếu khách sẵn sàng mời bạn vào nhà của họ chơi và dùng cơm cũng như uống rượu.

Hãy hòa mình vào phiên chợ vùng sơn cước nữa bạn nhé

Bạn cũng có thể hòa mình vào phiên chợ Hoàng Su Phì chỉ họp vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Phiên chợ vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của bà con dân tộc ở đây. Từ sáng sớm, trên các triền núi, từ mỗi mái nhà ai cũng váy áo với sản vật nhà mình cùng đi về một nơi – chợ phiên. Phiên chợ không hẳn chỉ là mua bán trao đổi những đồ dùng hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ của những chàng trai cô gái, là nơi bạn bè người thân cả tuần xa cách gặp mặt. Nếu may mắn, bạn cũng sẽ được tham dự nhiều lễ hội của bà con dân tộc ở đây như lễ cúng ma khô của người Mông, lễ Lùng Tùng của người Tày, lễ mừng cơm mới của người La Chí…

Hoàng Su Phì nằm cách Hà Nội hơn 300km và có hai con đường để lên đây. Đường dễ nhất và cũng được nhiều người lựa chọn là từ thủ đô theo quốc lộ 2 lên Tuyên Quang rồi đến ngã ba Tân Quang thì rẽ phải vượt đèo cổng trời và đi thêm chừng 60km nữa thì đến trung tâm Hoàng Su Phì.

Cung đường này dễ đi phù hợp với cả xe máy và ôtô, có thể tham quan được nhiều nơi trên đường như Nậm Ty, Thông Nguyên,… Con đường thứ hai là lên Yên Bái, Bắc Hà (Lào Cai) rồi từ đó đi lên ngã ba Lũng Phình thì rẽ phải đi Xín Mần và Hoàng Su Phì. Cung đường này xa hơn nhưng lại có nhiều điểm khám phá hơn như chợ Bắc Hà, Lũng Phình, Xín Mần…. Nếu đi vào các vùng biên giới (có cắm biển khu vực biên giới) bạn cần trình báo với chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng.

Hoàng Su Phì, 07/09/2017.

Lexus Challenge 2019 là màn so tài giữa 77 golfer chuyên nghiệp, nghiệp dư, cũng như các golfer trẻ trong và ngoài nước. Giải đấu hứa hẹn thêm phần kịch tính khi hội tụ các quán quân của cả 3 mùa giải VPGA Tour trước: Trần Lê Duy Nhất (2019), Annop Tangkamolprasert (2018), Andy Chu Minh Đức (2017). Để chạm tay vào chiếc cúp vô địch, các golfer sẽ phải vượt qua 4 vòng thi đấu đầy thách thức với tất cả tài năng và bản lĩnh.

Giải golf Lexus Challenge 2019 sẽ diễn ra ở sân golf 18 hố Laguna Lăng Cô (par 71) đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế và đã từng tổ chức nhiều giải đấu tầm cỡ khu vực. Giải sẽ áp dụng luật quốc tế khi yêu cầu sử dụng sách đọc sân golf (Yardage Book). Một số luật địa phương cũng sẽ được áp dụng như Luật một bóng (trong cả vòng đấu, người chơi chỉ được dùng một loại bóng có trong danh sách bóng hợp chuẩn mới nhất của R&A) và luật không sử dụng xe điện đối với người chơi cũng như caddie của họ.

Lamborghini Urus mới vừa cập cảng Hải Phòng, sở hữu màu vàng Giallo Auge nổi bật

Trang bị hiện đại của Lamborghini cùng các chế độ lái đa dạng gúp chủ nhân có nhiều tùy chọn khi lái xe

Hiện tại, chiếc xe Lamborghini Urus phiên bản màu vàng Giallo Auge được nhập khẩu chính hãng thông qua cảng Hải Phòng và đang chờ để giao cho một khách hàng Việt. Tính đến nay, đã có 3 chiếc Urus khác về Việt Nam đủ để nói lên độ chịu chơi và đam mê của giới chơi xe Việt trong khu vực. Mẫu Urus mới mang màu vàng Giallo Auge nổi bật (Giallo trong tiếng Ý là màu vàng, còn Auge trong tiếng Tây Ban Nha là bùng nổ).

Urus vừa là một mẫu xe thích hợp cho gia đình, cho nhu cầu vận chuyển hàng ngày mà vẫn giữ được phong cách thể thao

Hệ thống đèn pha tự động chống chói kết hợp với các camera giúp điều chỉnh tia sáng tránh gây chói mắt cho xe đối diện

Các cảm biến đỗ xe trước và sau giúp phát hiện ra vật cản, hiển thị khoảng cách đến vật cản lên màn hình cảm ứng LIS III

Mặc dù sử dụng khối động cơ V8 cho công suất tới 650 mã lực nhưng Urus vẫn thích hợp với di chuyển hàng ngày bởi hệ thống Anima có khả năng điều chỉnh nhiều chế độ tùy người lái mong muốn. Urus vận hành tốt trên đô thị, trên những đường quê đá sỏi, những cung đường off-road gồ ghề và cả những chặng đường đua khốc liệt.

Nguồn Đẹp: https://dep.com.vn/hoa-sy-dang-duong-bang-tro-lai-viet-nam-sau-35-nam-voi-trien-lam-rieng-dau-tien/