Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ có bị oan khi nhận án kỷ luật vì 'đi đêm'?

Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam liệu có điều nào trong quy định chuyển nhượng là cấm HLV, VĐV 'đi đêm'? Nếu có hãy phạt Kim Huệ.

Mới đây, thể thao Việt Nam xuất hiện câu chuyện ồn ào khi Phạm Thị Kim Huệ bị Chủ tịch VFV - ông Lê Văn Thành ra quyết định kỷ luật cảnh cáo. Ba VĐV khác là Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Thị Ninh Anh và Hoàng Thị Phương Anh cũng nhận án tương tự.

Cụ thể, Kim Huệ và các học trò đang thuộc biên chế CLB Ngân Hàng Công Thương nhưng "đi đêm" thương thảo hợp đồng về thi đấu cho CLB Bamboo Airways Vĩnh Phúc. Họ đã nhận 9 tỷ đồng nhưng sau đó không thể thanh lý hợp đồng và trả lại cho FLC. Câu chuyện này ồn ào nên dẫn đến chuyện VFV ra án phạt.

Án phạt của VFV liệu có đúng?

Ở bất kỳ trường hợp nào thì chuyện ra án kỷ luật cho HLV và VĐV phải dựa trên trên quy định, quy chế chứ không thể tùy tiện phán xử họ. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam liệu có điều nào trong quy định chuyển nhượng là cấm HLV, VĐV "đi đêm"?

Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam liệu có điều nào trong quy định chuyển nhượng là cấm HLV, VĐV "đi đêm"? Nếu có hãy phạt Kim Huệ.

Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam liệu có điều nào trong quy định chuyển nhượng là cấm HLV, VĐV "đi đêm"? Nếu có hãy phạt Kim Huệ.

Nếu VFV cấm "đi đêm" thì kỷ luật Kim Huệ và ba VĐV kể trên là đúng. Ngược lại, VFV không có cấm thì án kỷ luật với cô trò Kim Huệ là sai. Tức họ có quyền "đi đêm" để thương thảo hợp đồng CLB khác, vì không bị cấm.

Và VFV có án kỷ luật cảnh cáo cho cô trò Kim Huệ, tại sao không phạt Bamboo Airways Vĩnh Phúc? Đội bóng chuyền này rõ ràng đã "đi đêm" với HLV, VĐV!

Câu chuyện án kỷ luật của cô trò Kim Huệ nhìn một cách sòng phẳng: Lãnh đạo VFV phải đưa ra được điều luật cụ thể về chuyển nhượng, qua đó kỷ luật Kim Huệ, giống như các án phạt của bóng đá ghi rất rõ ràng về quy định xử phạt cầu thủ.

Cần nhắc, Chủ tịch VFV - ông Lê Văn Thành đang là phó Chủ tịch tài chính VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam). Ông Thành phải hiểu một ví dụ trong bóng đá, FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) quy định cầu thủ còn 6 tháng hợp đồng thì được quyền thương thảo với các đội bóng khác. Ngược lại, cầu thủ "đi đêm" thì bị án phạt. Mọi thứ rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho CLB, HLV và cầu thủ.

Và bỏ qua câu chuyện ở cấp độ quản lý của ngành thể thao, độc giả hãy nhìn về góc độ sự nghiệp thể thao của VĐV.

Kim Huệ (39 tuổi) đã thi đấu cho ĐTQG từ năm 16 tuổi. Một nữ VĐV dành hết thanh xuân cho thể thao nước nhà, là biểu tượng của bóng chuyền Việt Nam, Kim Huệ phải nhận án kỷ luật vì lý do "đi đêm" nhưng VFV không trích dẫn ra được điều nào cấm. Liệu có oan cho Kim Huệ?

"Cả đời tôi cống hiến cho bóng chuyền Việt Nam, chưa nhận được bằng khen nào của VFV mà giờ bị kỷ luật vô căn cứ đã ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, uy tín và tinh thần của tôi", Kim Huệ đã nói trên một tờ báo.

Tâm sự của Kim Huệ đáng để suy ngẫm, nhất là đặt trong bối cảnh cô bị án kỷ luật được đánh giá là không rõ ràng.

Văn Nhân

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-thao/hoa-khoi-bong-chuyen-kim-hue-co-bi-oan-khi-nhan-an-ky-luat-vi-di-dem-202105060957233485.html