Hóa chất PFAS trong bao bì, vải không thấm nước khiến nhiều trẻ bị bệnh thận

Chất Polyfluoroalkyl (PFAS) dùng nhiều trong đóng gói thực phẩm là một trong những tác nhân gây bệnh thận ở trẻ em.

Theo TS.BS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Thận học - Lọc máu, Bệnh Viện (BV) Thống Nhất TP.HCM, trên toàn thế giới có 850 triệu người đang mắc bệnh thận.

Trong đó Polyfluoroalkyl (PFAS) là một trong nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh.

PFAS gồm PFOA, PFOS, GenX. Đây là các hợp chất không phân hủy sinh học (non-biodegradable compounds) được dùng để nhuộm, bôi trơn trong các sản phẩm tiêu dùng như dệt may, giấy, và đóng gói thực phẩm.

 PFAS có nhiếu trong bao bì đóng gói thực phẩm.

PFAS có nhiếu trong bao bì đóng gói thực phẩm.

Hóa chất này có trong thực phẩm được chế biến bằng các thiết bị sử dụng PFAS hoặc thực phẩm được trồng trong vùng đất hoặc nước bị nhiễm PFAS, các sản phẩm gia dụng (vải không thấm nước, các sản phẩm không dính, hộp bánh, thuốc chống vết bẩn…)

Ngoài ra còn có ở các cơ sở sản xuất hoặc các ngành công nghiệp như mạ crôm, sản xuất điện tử hoặc phục hồi dầu có sử dụng PFAS.

“PFAS ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người như gây bệnh lý ung thư, bệnh lý tuyến giáp, tăng cholesterol máu, tác dụng trên hệ miễn dịch và trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. biết PFAS còn gây ra các bệnh lý thận, nhất là ở trẻ em

Chính vì tác hại này, một số hóa chất PFAS không còn được sản xuất tại Hoa Kỳ nhưng chúng vẫn được sản xuất và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác” – BS Bách chia sẻ.

Nhiều chuyên gia nhận ra có mối liên hệ chặt chẽ giữa PFAS và các bệnh lý thận như suy giảm độ lọc cầu thận, tổn thương ống thận và ung thư thận.

Tuy vậy cần thêm những nghiên cứu về đo lường sự tích lũy hóa chất này trong cơ thể và các nghiên cứu theo dõi dài ngày để hiểu rõ hơn chuyện này.

Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm đơn giản nhất giúp phát hiện sớm bệnh thận.

BS khuyên người dân muốn phòng bệnh thận do PFAS cần giữ gìn sạch sẽ môi trường sống, không thải các chất độc hại dùng trong công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý vào môi trường.

Đối với các hàng hóa tiêu dùng, người tiêu dùng cần xem kỹ nguồn gốc sản xuất của sản phẩm, kể cả bao bì đóng gói.

Hạn chế sử dụng các sản phẩm tiêu dùng thường có chứa hóa chất PFAS như thực phẩm đóng gói, các loại vải không thấm nước, các đồ dùng không dính như Teflon, chất đánh bóng, sáp, các loại sơn…

Bài liên quan

Vừa ăn cơm, vừa chan canh, cẩn thận kẻo mang bệnh

Những loại thực phẩm ăn càng nhiều càng hại nên tránh xa

Sai lầm của cha mẹ khi con sốt cao gây hại gan, thận

Dùng nồi nhôm nấu ăn có gây hại cho sức khỏe?

Mộc Lê

Nguồn VTC: https://vtc.vn/hoa-chat-pfas-trong-bao-bi-vai-khong-tham-nuoc-khien-nhieu-tre-bi-benh-than-d438435.html