Hòa bình trong thùng phiếu

Cuộc bầu cử tổng thống mới, lần đầu tiên được tổ chức sau khi chính phủ Colombia với nhóm phiến quân cánh tả Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) ký một hiệp ước hòa bình năm 2016, đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong lịch sử về cơ hội hòa giải cho người Colombia.

Trên thực tế, sau nhiều năm, Colombia tổ chức thành công cuộc bầu cử tổng thống trong tuần qua. Và dĩ nhiên, sự hiện diện của hòa bình đã được sờ thấy. Lần đầu tiên trong nhiều thế hệ, không có bạo lực chính trị trong ngày bỏ phiếu. Việc sử dụng thông tin sai lệch trong chiến dịch tranh cử cũng rất nhỏ giọt. Số phiếu bầu đã được hoàn thành trong chưa đầy một giờ. Và trên hết, nhiều người Colombia lần đầu tiên bỏ phiếu cho một ứng cử viên cánh tả mà không sợ hãi hay xấu hổ, một dấu hiệu của một quốc gia hòa giải mới nổi.

Và cuối cùng có một kết quả đầy bất ngờ: ứng viên cánh hữu Ivan Duque giành chiến thắng. Đối thủ của ông, Gustavo Petro, một cựu phiến quân và cựu thị trưởng Bogota, giành được 42% số phiếu bầu. Trong nền chính trị bảo thủ Colombia, kết quả này đã là một kỳ công. Nó cho thấy cảm giác mới về tự do và mong muốn hòa bình sau cuộc chiến tranh kéo dài vốn khiến hơn 200.000 người Colombia thiệt mạng.

Kết quả bầu cử làm dấy lên câu hỏi về tương lai của thỏa thuận hòa bình mà chính phủ đạt được với FARC bởi ông Duque từng tuyên bố nếu giành chiến thắng sẽ sửa thỏa thuận này. Và ông nỗ lực ve vuốt các cử tri. Trong bài phát biểu mừng chiến thắng, ông thừa nhận, hòa bình phải dựa trên các tính toán chính trị. Ông sẽ cần phải giữ lời hứa đó để thực hiện một thỏa thuận hòa bình đã tìm ra sự cân bằng giữa công lý và lòng thương xót dành cho các phiến quân sau chiến tranh.

Ông Duque được sinh ra trước khi cuộc chiến bắt đầu vào những năm 1960. Khi ông nhậm chức vào tháng 8 tới, ông sẽ trở thành tổng thống đắc cử đầu tiên của đất nước kể từ sau thời điểm đó. Ông sẽ cần phải chi phối từ trung tâm chính trị của đất nước để giúp củng cố lợi ích của thỏa thuận hòa bình cũng như kết thúc các cuộc đàm phán với một nhóm nổi loạn nhỏ hơn gọi là Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN). Cử tri quan tâm nhất về tham nhũng, nền kinh tế và an ninh đô thị. Và họ chủ yếu chấp nhận sự tái hòa nhập của các cựu phiến quân FARC vào xã hội vào chính trị.

Với nền hòa bình mới, Colombia hiện đang tìm kiếm sự thống nhất. “Không còn chia rẽ”, ông Duque nói sau cuộc bầu cử và khẳng định: “Tôi sẽ không cai trị với sự hận thù”. Nếu ông thành công, nó sẽ giúp cho thấy hòa bình sẽ không bao giờ cách xa khi không còn xung đột.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_191289_hoa-binh-trong-thung-phieu.aspx