Hỗ trợ đẩy lùi bệnh suy tủy từ sản phẩm Việt

Bệnh suy tủy là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi người và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau; Là loại bệnh mà bệnh nhân bị giảm các dòng tế bào máu, đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tủy có thể do bẩm sinh, do di truyền hoặc do người bệnh sử dụng lâu ngày những loại thuốc (phòng chống sốt rét, ung thư, lao, động kinh, co giật, thuốc trị đái tháo đường,…) sẽ có khả năng gây suy tủy. Bên cạnh đó, cũng có thể do người bệnh tiếp xúc lâu dài với các hóa chất (như Benzen, thuốc trừ sâu DDT, chì, thạch tín…). Hoặc một số bệnh nhân nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng huyết cũng có thể gây ra bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có nguyên nhân từ những bệnh viêm khớp, tuyến ức to, tuyến giáp to… gây nên.

Triệu chứng của bệnh suy tủy, bắt đầu với những biểu hiện như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Sau đó, còn có thể bị sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng và bị giảm toàn bộ tế bào máu ngoại biên. Họ bị thiếu máu từ từ, rồi mức độ tăng dần, khó hồi phục,… nếu thiếu máu nặng, người bệnh có thể ngất xỉu khi gắng sức. Tùy theo mức độ tiểu cầu giảm mà nhiều người có biểu hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc, đường tiêu hóa; xuất huyết não, màng não… Gần 20% bệnh nhân cóhội chứng nhiễm khuẩn sốt cao 39-40 độ C, viêm lợi, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm da và một số trường hợp có nhiễm trùng máu.

Đến nay, suy tủy là một căn bệnh chưa có cơ chế rõ ràng, vì thế việc chẩn đoán và điều trị phải thông qua các xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và có thể chọc tủy để làm xét nghiệm huyết đồ. Ngoài ra, còn dựa trên sự kết hợp giữa nội khoa và ngoại khoa. Tức bệnh nhân được thực hiện điều trị triệu chứng, nguyên nhân kết hợp với phương pháp ghép tủy xương và cắt lách. Đây là phương pháp điều trị hiện đại, giúp phục hồi khả năng tạo máu của tủy, tuy nhiên quá trình điều trị của người bệnh rất khó khăn và tốn kém.

Thực phẩm cần bổ sung cho người bị suy tủy

Thực tế có rất nhiều mối nguy hại luôn rình rập bên cạnh người bệnh như các loại vi khuẩn, virus,...Chính vì thế bệnh nhân suy tủy cần được bổ sung các thực phẩm giàu protein ( như đậu phụ, sữa đậu nành, trứng, cá,..). Ngoài ra những thực phẩm chứa nhiều sắt (như: lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu đen,…) cũng rất tốt với sức khỏe của người bị bệnh suy tủy.

Theo các chuyên gia, so với người bình thường thì nhu cầu về calo của những người bị suy tủy cao hơn rất nhiều (khoảng 2000 - 2400 calo/ngày). Chính vì thế việc bổ sung nhiều calo trong chế độ ăn của người suy tủy là cần thiết. Và cũng theo các chuyên gia nghiên cứu “Cao xương ngựa là thực phẩm chức năng chứa nhiều muối, canxi, có tỷ lệ canxi/phospho (Ca/P) có lợi cho việc hấp thu canxi và nguồn bổ sung chất vôi cho cơ thể, thuận cho sự phát triển của xương’.

Vì vậy, cao xương ngựa rất tốt cho những người đau nhức gân, xương, phòng chống loãng xương, thoái hóa xương khớp cho người lớn tuổi”. Bởi trong cao xương ngựa có các chất: Colagen, DHA, Omega và 17 loại Acid amin thiết yếu có tác dụng: Hỗ trợ điều trị người thiếu máu, huyết áp thấp, bị viêm dạ dày - tá tràng mạn tính, điều hòa các hoạt động sinh lý; Hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn; Phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, đau nhức gân xương, loãng xương; Giảm lượng mỡ máu (dạng triglyceride); Giảm cân ở người béo phì do bị tiểu đường type 2; Bổ dưỡng sức khỏe cho người lao động nặng, vận động viên thể thao, phụ nữ có thai, cho con bú; Và đặc biệt các thành phần trong cao ngựa có tác dụng tốt với việc bổ sung đạm, các acid amin thiết yếu; Bổ sung canxi, phospho và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể; Tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật; Giúp nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, người ốm yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh…. Đây là những chất có tự nhiên trong Cao ngựa Chu Việt mà chưa có sản phẩm cao ngựa nào có được. Không chỉ có tác dụng chứng thực trong việc bổ sung canxi, chống loãng xương với trẻ em và những người suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh, những người đau nhức xương khớp, da xanh, biếng ăn, thường xuyên táo bón, hoặc người cao tuổi gầy yếu, suy kiệt sức khỏe, những người ung thư trong quá trình điều trị, hóa trị, xạ trị… mà đối với những bệnh nan y như tai biến, suy giảm huyết cầu, ung thư máu,… cũng như bệnh suy tủy… cao ngựa đều có thể giúp người bệnh hỗ trợ sức đề kháng "chống" được bệnh tật.

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/ho-tro-day-lui-benh-suy-tuy-tu-san-pham-viet-n143973.html