Hồ thủy điện tham gia cắt, giảm lũ do cơn bão số 12 gây ra ở miền Trung

Trong đợt mưa lũ bởi cơn bão số 12 tại một số tỉnh miền Trung, các hồ thủy điện tại Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam đã tham gia cắt, giảm lũ đáng kể.

Thủy điện là một dạng hồ chứa dùng để điều tiết nước kết hợp với phát điện. Khi mưa lũ, thủy điện có nhiệm vụ tích nước, lượng nước nó tích chính là lượng lũ giảm đi nhờ hồ thủy điện.

Nếu mưa lũ tiếp tục, đến một ngưỡng thứ nhất, gọi là ngưỡng xả, hồ thủy điện bắt đầu xả nước để giảm tốc độ nước dâng trong hồ. Khi mực nước trong hồ đạt tới ngưỡng thứ 2, hồ sẽ xả nước với lưu lượng lớn hơn, nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là lượng nước xả không vượt quá mức nước lũ về hồ thủy điện.

Nếu không có hồ thủy điện, thì toàn bộ lượng nước trong mưa lũ đã tràn xuống khu dân cư từ trước khi nó xả.

Trên thực tế, trong đợt mưa lũ miền Trung do cơn bão số 12 vừa qua vừa qua, lưu lượng về các hồ thủy điện tăng rất nhanh. Tuy nhiên, các hồ thủy điện đã phối hợp vận hành an toàn, tuân thủ quy định tại quy trình vận hành liên hồ, hoàn toàn không gây tác động bất lợi cho hạ du.

Đặc biệt, một số hồ thủy điện đã phát huy tác dụng cắt, giảm lũ cho hạ du. Theo số liệu của Phú Yên, Quảng Nam và Gia Lai, tổng lưu lượng xả qua công trình trên lưu lượng đỉnh lũ về các hồ thủy điện trên địa bàn như sau:

Tại Phú Yên

Có 2 thủy điện đang vận hành điều tiết xả lũ, cụ thể:

- Thủy điện Krong H’năng, đỉnh lũ lúc 12h ngày 10/11 với lưu lượng 1879m3/s xả qua tràn là 1771m3/s. Sau đó, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả: 1374/1319 m3/s lưu lượng về hồ đang giảm.

- Thủy điện Sông Ba Hạ, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả: 7100/2.600 m3/s xu hướng nước về hồ gia tăng và Sông Ba Hạ xin ý kiến BCH tỉnh xả mức 3.500 m/s bắt đầu từ 16h30.

- Thủy điện Sông Hinh, đỉnh lũ đạt lúc 11h00 ngày 10/11 là 3300m3/s và hồ đã cắt toàn bộ

Tại Quảng Nam

Có 4 thủy điện lớn đang vận hành điều tiết xả lũ, cụ thể:

- Thủy điện Sông Tranh 2, đỉnh lũ lúc 20h15 ngày 10/11 với lưu lượng 3808m3/s xả qua tràn là 1783m3/s. Sau đó, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả: 2.000/1.573 m3/s lưu lượng về hồ đang giảm.

- Thủy điện Sông Bung 4, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả: 1.748/100 m3/s lưu lượng về hồ đang giảm.

- Thủy điện A Vương, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả: 1.050/25 m3/s xu hướng nước về hồ giảm, đang cắt lũ cho hạ du.

- Thủy điện Đak Mi 4, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả: 1.175/962 m3/s xu hướng nước về hồ đang giảm nhẹ.

Tại Gia Lai

Tính đến 16h30 ngày 12/11, có 11 thủy điện đang vận hành điều tiết lũ, cụ thể:

- Thủy điện Ialy, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả (m3/s) 720 / 320

- Thủy điện Sê San 3, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 784/ 256

- Thủy điện Sê San 3A, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 744/ 104

- Thủy điện Sê San 4, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 772/ 112

- Thủy điện An Khê, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả (m3/s) 522 / 480

- Thủy điện Ayun Trung, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 99/ 66

- Thủy điện Đăk Srông 3B, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 1865/ 1721

- Thủy điện ĐakSrông3A, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 1887/ 1777

- Thủy điện ĐakSrông, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 517/ 27

- Thủy điện H’Chan, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 99/ 72

- Thủy điện Ia Grai 3, lưu lượng về hồ/lưu lượng xả 80/ 30

Những con số trên cho thấy, lưu lượng nước lũ đã được các hồ giữ lại một phần rất đáng kể, nhiều khi lên đến 90%. Do đó có thể nói, các hồ thủy điện đã tham gia cắt và giảm lũ cho hạ du.

Hào Nam

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ho-thuy-dien-tham-gia-cat-giam-lu-do-con-bao-so-12-gay-ra-o-mien-trung-76489.htm