Hồ sơ mới phòng không Việt Nam: Đối thủ ngang tầm

Chính 'Các thợ săn' ('Chồn Hoang'- F-100F Wild Weasel-ND) lại thường xuyên trở thành con mồi.

Đến cuối năm 1967, người Mỹ bắt đầu phát nhiễu phá sóng các kênh tên lửa. Khi máy bay Mỹ phát nhiễu, các radar dẫn đường không còn nhìn thấy tên lửa nên tên lửa bay ở chế độ tự lái cho đến khi hệ thống tự hủy kích hoạt.

Và như vậy, hiệu suất tác chiến của các tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M giảm mạnh và lúc này, để tiêu diệt một mục tiêu, cần phải sử dụng tới 10-12 quả đạn tên lửa phòng không có điều khiển. Trận đánh thành công nhất của người Mỹ là trận không kích Hà Nội ngày 15/12/1967.

Trong trận này, Không quân Mỹ đã sử dụng phương pháp làm mù vô tuyến điện tử (gây nhiễu rãnh đạn tên lửa) vô hiệu hóa toàn bộ gần 90 quả đạn tên lửa phòng không VN trong khi không mất một máy bay nào.

Nhưng không lâu sau đó, Bộ đội tên lửa Việt Nam đã tìm ra cách đối phó bằng cách hiệu chỉnh lại tần số làm việc và tăng công suất tín hiệu trả lời của đạn.

Tên lửa cũng được cải tiến, cự ly tiêu diệt mục tiêu tối thiểu giảm xuống còn 5 km Để hạn chế khả năng bị tổn thương trước tên lửa AGM-45 Shrike, khí tài radar SNR-75 cũng được cải tiến, thời gian phản ứng của khí tài radar này chỉ còn không đến 30 giây. Những tên lửa phòng không mới được chuyển về từ Liên Xô đã được lắp đầu tác chiến có bán kính sát thương lớn hơn cho phép tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.

Từ tháng 11/1967, các khẩu đội tên lửa phòng không bắt đầu áp dụng phương pháp bám mục tiêu không cần bật SNR-75- phương pháp này đã đem lại những kết quả không tồi.

Tiếp theo đó, các khẩu đội SA-75M lại chuyển sang sử dụng các kính quang học chỉ huy dã chiến ( nguyên văn- kính tiềm vọng-ND) lắp trên các cabin “P” và được kết nối với các khối điều khiển tổ hợp tên lửa phòng không để để bám mục tiêu bằng mắt thường.

Trong nhiều trường hợp, các khẩu đội thực hiện các động tác “giả phóng tên lửa ” – tức bật radar dẫn đường ở một chế độ thích hợp nhưng không phóng tên lửa.

Khi đó hệ thống tín hiệu trong cabin của máy bay tiêm kích- ném bom phát tín hiệu thông báo cho phi công biết là tên lửa phòng không đối phương đang nhằm vào máy bay.

Thường thì trong trường hợp này, phi công Mỹ sẽ trút hết bom và thực hiện các động tác cơ động để tránh tên lửa và vì thế tự đưa mình vào vùng sát thương của hỏa lực pháo phòng không.

Phương pháp “ giả phóng tên lửa” này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong trường hợp các máy bay Mỹ đang có mặt trên khu vực có mục tiêu- lúc đó thì các phi công máy bay chiến đấu Mỹ ngay lập tức sẽ không còn bụng dạ nào nghĩ đến chuyện tấn công một cách chính xác mục tiêu được phân công trên mặt đất.

Radar P-15

Radar P-15

Để đối phó với các máy bay chiến đấu Mỹ thâm nhập ở độ cao thấp, vào năm 1967. Bộ đội phòng không Việt Nam nhận và đưa vào trực chiến các radar P-15 lắp trên xe ZIL-157.

Cùng với radar P-15, Bộ đội phòng không Bắc Việt cũng được trang bị thêm radar phát sóng liên tục P-35 và máy đo cao PRV-11- những radar này cũng được sử dụng để dẫn đường cho các máy bay tiêm kích. Tổng cộng, đến năm 1970, VNDCCH đã được Liên Xô chuyển giao hơn 100 radar.

Ngoài việc tăng cường khả năng chiến đấu cho Không quân, Bộ đội tên lửa phòng không và các đơn vị vô tuyến kỹ thuật, trong giai đoạn này số lượng pháo phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng tăng rất đáng kể.

Chỉ sau một năm kể từ khi Không quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đường không quy mô lớn trên lãnh thổ Bắc Việt Nam, đã có hơn 2.000 khẩu pháo phòng không cỡ nòng từ 37 đến 100 ly tham gia các trận đánh trả máy bay Mỹ, và cũng trong thời gian đó Liên Xô và Trung Quốc liên tục bổ sung cho Việt Nam môt số lượng lớn pháo phòng không .

Bộ đội Bắc Việt thường bố trí các đại đội phòng không trang bị pháo 85 và 100 ly quanh thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng với nhiệm vụ chủ yếu là bắn chặn, còn các đơn vị pháo 37 và 57 ly có tốc độ bắn nhanh hơn, khả năng cơ động tốt hơn được sử dụng để bảo vệ cầu, kho, kho chứa nhiên liệu sân bay, trận địa tên lửa phòng không và đài radar quan sát.

Rất nhiều pháo phòng không được bố trí dọc theo “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Để bảo vệ các đoàn xe chở quân và xe vận tải, Bộ đội Việt Nam sử dụng súng máy phòng không 12,7 ly và 14,5 ly lắp trên thùng các xe tải để cơ động cùng các đoàn xe.

Pháo phòng không tự hành Type 63 Trung Quốc

Vào cuối những năm 60, Quân đội Việt Nam bắt đầu được trang bị pháo phòng không tự hành (ZSU) Type 63 Trung Quốc. Kiểu pháo tự hành này được Trung Quốc chế tạo bằng cách thay tháp pháo tăng T-34-85 bằng tháp pháo phòng không 37 ly hai nòng B-37.

Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 Xô Viết tại Việt Nam

Kiểu pháo phòng không có cự ly và độ cao tiêu diệt mục tiêu lớn hơn cả là tổ hợp pháo phòng không tự hành Xô Viết ZSU-57-2 lắp trên khung gầm tăng T-54. Pháo tự hành này được lắp pháo hai nòng 57 ly S-69.

Nói chung, nhược điểm chủ yếu của pháo phòng không tự hành cả của Trung Quốc lẫn Liên Xô là không có thiết bị ngắm bắn radar nên độ chính xác khi bắn không cao và nói chung pháo tự hành 37 và 57 ly chủ yếu thực hiện vụ bắn chặn.

Tuy nhiên, những kiểu pháo này cũng đã giữ một vai trò rất quan trọng- chúng (hất) các máy bay Mỹ lên cao (để tên lửa phòng không “xử lý”) và buộc máy bay Mỹ phải cắt bom ở độ cao lớn và vì thế làm giảm rất mạn hiệu quả của các đợt ném bom đánh phá mục tiêu.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/ho-so-moi-phong-khong-viet-nam-doi-thu-ngang-tam-3362387/