'Hố lửa' Iran –Israel chưa dứt: Nga có 'chiều lòng' Mỹ đáp trả Iran?

Sự ra đi của Iran khỏi Syria đang là bài toán khó để có thể khiến Mỹ hay Israel toại nguyện.

Phức tạp trong tính toán của Nga đối với vị trí của Iran

Trong khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang củng cố quyền lực nhằm chiếm lại các khu vực lực lượng nổi dậy chiếm đóng dưới sự hậu thuẫn của Iran và Nga thì tâm điểm Iran cũng gây chú ý không chỉ với Israel mà cả Mỹ.

Tổng thống Trump và Tổng thống Putin. Ảnh: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images

Một số chuyên gia cáo buộc rằng, Iran đang vượt quá quyền hạn ban đầu của mình và gia tăng ảnh hưởng tại Syria.

“Sự đóng góp của Iran trong việc hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Assad là quan trọng. Tuy nhiên, ở vị trí hiện tại, Tehran đang ở trong tình hình mới và cho rằng, sự hiện diện của Iran ở một vài khía cạnh đang làm phức tạp trong tính toán của Nga trong bối cảnh sức ép từ Israel và Mỹ”, ông Geoffrey Aronson, nhà phân tích Viện Trung Đông nói trên VOA.

Ông Geoffrey Aronson, Chủ tịch Tập đoàn Mortons cho biết, tất cả các bên đều hiểu rõ các quy tắc bất thành của một cuộc chơi. Tuy nhiên, các quy tắc này vẫn không ổn định trong bối cảnh Iran và sự tương tác của nó gia tăng ảnh hưởng tại Syria.

Sự gia tăng ảnh hưởng của Iran tại Syria khiến Israel nhiều lo lắng khi chia sẻ biên giới với Syria và không hề muốn Iran làm mất ổn định khu vực này. Tuần trước Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có chuyến thăm Moscow và gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận về tình hình ổn định tại khu vực và an ninh quốc gia Israel, đặc biệt là dọc biên giới của nước này với Syria.

Trong khi đó, ông Ali Akbar Velayati, cố vấn an ninh đứng đầu của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei đã có chuyến thăm Nga vào tuần trước và có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin nhằm truyền đạt lại một số thông điệp của ông Khamenei đến ông Putin. Ông Valayati cho rằng, Iran đánh giá cao quan hệ với Nga và sẽ tiếp tục hợp tác với đất nước này tại Syria.

Dấu ấn từ thượng đỉnh Helsinki

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin tại thủ đô Helsinki, Phần lan, cả hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đã thảo luận về nhiều vấn đề toàn cầu, bao gồm các nỗ lực bình ổn của Iran tại khu vực.

Tổng thống Donald Trump cũng cho biết trong họp báo chung với Tổng thống Vladimir Putin rằng, Mỹ sẽ không cho phép Iran chuộc lợi từ chiến dịch chống IS thành công tại khu vực này.

“Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, tầm quan trọng của việc tạo sức ép vào Iran nhằm kiềm chế các tham vọng của họ và chấm dứt chiến dịch gây bạo loạn khắp khu vực Trung Đông”, Tổng thống Donald Trump cho biết.

Trước thềm thượng đỉnh, các chuyên gia và các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh thái độ lạc quan rằng Nga sẽ hỗ trợ Mỹ kiểm soát ảnh hưởng của Iran tại Syria.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói với Quốc hội Mỹ vào tháng trước rằng, ông đánh giá cao nếu Nga có thể đẩy Iran ra khỏi Syria.

“Câu trả lời đối với liên quan của Nga trong vấn đề này vẫn bỏ ngỏ”, ông Pompeo nói với các thượng sỹ Mỹ.

“Chính quyền Mỹ đã chuyển trọng tâm sự rời đi của chính quyền ông Assad sang Iran. Tehran là trung tâm cho mọi chú ý của Washington về việc phải rời khỏi Syria hiện tại. Không phải ông Assad, giờ là Iran buộc phải rút lui khỏi Syria”, bà Hanin Ghaddar, một chuyên gia Viện nghiên cứu chính sách Cận Đông ở Washington (Mỹ) nói trên VOA.

Lập trường của Nga

Tuy nhiên, các quan chức Nga cho biết, Moscow cho rằng việc gây áp lực vào Iran là yêu cầu không hợp lý. Tuần trước, người phát ngôn cho Tổng thống Putin – ông Dmitry Peskov đã báo bỏ các báo cáo truyền thông cho rằng Nga đang gây sức ép khiến Iran phải rút khỏi Syria.

Ông Ghaddar, Viện Washington tin tưởng rằng các vấn đề thực sự là liệu Nga có muốn loại bỏ mọi ảnh hưởng của Iran tại Syria hay không?

“Nga có thể vẫn cần Iran tại Syria bởi vì Tehran vẫn có lợi đối với Moscow ở một khía cạnh nào đó. Và đây chính là quyền lực mà Iran sở hữu”, ông Ghaddar nói trên VOA.

Bà Ghaddar nói thêm rằng, Nga và các lợi ích của Iran tại Syria có thể trùng lặp ở một vài khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, họ vẫn có chút khác biệt.

Các quốc gia trong khu vực cũng nhận ra rằng ông Assad sẽ vẫn củng cố chính quyền sau khi giành lại quyền kiểm soát các khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát trong suốt nội chiến từ năm 2011 và lực lượng khủng bố IS xâm chiếm vào năm 2014.

Thủ tướng Netanyahu cho biết trong tuần trước rằng Israel không có bất kỳ xung đột nào với chính quyền Tổng thống Assad liên quan đến quyền lực hay quá trình ổn định đất nước.

“Những gì khiến chúng tôi lo lắng là khủng bố IS và lực lượng Hezbollah. Điều này không hề có chút thay đổi. Tâm điểm của mọi vấn đề là nhằm bảo vệ quyền tự do của chúng tôi và đối phó với bất kỳ “khiêu khích” nào từ các động thái gây ảnh hưởng đến Israel. Thứ hai là việc loại bỏ lực lượng Iran ra khỏi lãnh thổ Syria”, ông Netanyahu nói tại Moscow.

Tình hình giữa Israel và Iran leo thang căng thẳng vào cuối tháng Năm sau khi Israel cho rằng Israel cáo buộc Iran tấn công tên lửa vào Cao nguyên Golan. Điều này đã khiến Israel có hành động phản kháng đối phó với cuộc không kích.

Trong vài tháng qua, các tiêm kích Israel đã liên tục nhằm mục tiêu vào các căn cứ quân sự của Iran tại Syria, trong đó có căn cứ không quân T4 tại trung tâm Syria ở Homs.

Sputnik dẫn lời cựu cố vấn Quốc hội Mỹ Ariel Cohen cho biết, mong muốn cải thiện quan hệ song phương của hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra tại Helsinki (Phần Lan), sẽ không dẫn tới một sự tan băng đáng kể.

Cựu cố vấn Ariel Cohen bày tỏ, ông mong đợi Washington và Moscow có thể mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kiểm soát vũ khí, Syria và an ninh mạng.

“Hy vọng là chúng ta sẽ thay đổi được những gì có khả năng thay đổi, liên quan tới các lằn ranh đỏ giúp giới hạn việc tấn công máy tính từ cả hai phía, và có thể đạt được một vài sự thấu hiểu về Syria”, Cohen nói.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/ho-lua-iran-israel-chua-dut-nga-co-chieu-long-my-dap-tra-iran-351021.html