Hồ lớn thứ hai ở Bolivia cạn trơ đáy, ngư dân bản địa chật vật mưu sinh

Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính khiến hồ lớn thứ hai ở Bolivia bị khô cạn, gây khó khăn cho cuộc sống của ngư dân bản địa.

Poopó là hồ lớn thứ hai tại Bolivia, nằm tại một lòng chảo của cao nguyên Altiplano, ở độ cao khoảng 3.700m.

Do vị trí địa lý, hồ Poopó rất nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết và khí hậu. Trong ảnh: Một chiếc thuyền hư hỏng chỉ còn trơ khung nằm giữa lòng hồ Poopó khô cạn.

Vài năm trở lại đây, nước trong hồ Poopó đã gần cạn hết do hậu quả của việc lấy nước để phục vụ cho khai thác khoáng sản và nông nghiệp, cùng với hiện tượng El Nino và sự biến mất sông băng Andean vốn là nguồn cung cấp nước cho hồ Poopó.

Bên cạnh vai trò là nguồn sống cho các ngư dân bản địa, Poopó là một điểm dừng chân cho các loài chim di cư từ Bắc xuống Nam để tránh rét. Hồ cũng là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho một số loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng như loài báo Puma trên dãy Andes.

Những người đàn ông thuộc bộ tộc Urus Muratos tham gia vào nghi thức cúng Kota Mama (Mẹ Nước) trên hồ Poopó.

Những ngôi nhà bên bờ hồ Poopó đã cạn nước.

Người Urus Muratos ở miền Tây Bolivia đã có lịch sử hàng nghìn năm sống trên những hòn đảo nổi hay dọc theo bờ hồ Poopó, mưu sinh chủ yếu dựa vào hoạt động câu, đánh bắt cá. Giờ đây khi hồ cạn nước, người Urus Muratos phải chật vật tìm các cách khác để sinh tồn.

Người đàn ông thuộc bộ tộc Urus Muratos mang trứng vịt đến cho một người họ hàng sống bên bờ hồ cạn Poopó. Ảnh chụp ngày 4/4/2018.

Vịt bơi trên sông Desaguadero. Các nhà sinh học cho biết, hạn hán kéo dài đã giết chết hàng triệu con cá cùng nhiều loài chim và động vật hoang dã khác.

Người Urus Muratos đi thuyền trên sông Desaguadero gần hồ Poopó để nhặt trứng vịt.

Những ổ trứng vịt trên sông Desaguadero là nguồn cung cấp thực phẩm ít ỏi cho người dân nơi đây. Lòng hồ cạn nước, nguồn hải sản vơi dần, người Urus Muratos phải chuyển sang chăn nuôi và bán hàng thủ công. Họ vẫn giữ hy vọng rằng có một ngày nước trong lòng hồ sẽ trở lại.

Chiếc xe đạp rỉ sét dựa vào chiếc thuyền gần mục nát trong lòng hồ Poopó ở Bolivia. Trong quá khứ, đã có nhiều lần hồ Poopó bị bốc hơi toàn phần.

Những ngôi nhà của người Urus Muratos bên hồ Poopó.

Những người phụ nữ Urus Muratos chế biến món ăn. Bolivia là một quốc gia nằm trong lục địa ở Nam Mỹ, có biên giới với Brazil, Paraguay, Argentina, Chile và Peru.

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ gia đình đã bán gia súc, vứt bỏ lưới đánh cá và rời làng đến nơi khác sinh sống.

Trẻ em bộ tộc Urus Muratos tươi cười khi được chụp ảnh.

Phương Đặng

(Ảnh: Reuters)

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/diem-nong/ho-lon-thu-hai-o-bolivia-can-tro-day-ngu-dan-ban-dia-chat-vat-muu-sinh/160607.htm