Ho có đờm khi mang thai: Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Không ít trường hợp ho bệnh lý đã được xác định từ những cơn ho có đờm và để lại những hậu quả nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Trong suốt thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu rất kém nên thường mắc phải những căn bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, sốt... Theo đó, mẹ bầu rất dễ mắc phải triệu chứng ho, đặc biệt là ho có đờm. Đối với người thường, ho sẽ gây rát cổ họng, mệt mỏi và khó chịu nhưng phụ nữ mang thai khi mắc bệnh này còn khó chịu hơn rất nhiều, bởi khi bị ho không chỉ gây khó chịu thông thường mà còn có nguy cơ bị đau quặn bụng, nguy hiểm hơn là sinh non nếu cơn ho quá mạnh và kéo dài.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ho có đờm

Ho có đờm khi mang thai không chỉ gây khó chịu thông thường mà còn có nguy cơ bị đau quặn bụng, sinh non. (Ảnh minh họa: Internet)

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân phổ biến mà mẹ bầu thường gặp. Theo đó, vi khuẩn từ bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu và gây bệnh ho có đờm.

Thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng sang mưa, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao.

Do việc tăng tiết màng nhầy khi mang thai khiến bà bầu bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm.

Ho có đờm khi mang thai: Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ho có đờm không chỉ là dấu hiệu của cảm lạnh, cảm cúm thông thường khi mang thai, gây cảm giác rất khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, ho có đờm khi mang thai còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như:

Viêm phế quản cấp tính: Đờm thường có màu vàng hoặc xanh.

Viêm phế quản mãn tính: Đờm thường có màu trắng đục, về sau có màu vàng, đờm nhày kèm theo những cơn ho kéo dài từng đợt và liên tục. Đây còn là bệnh lý rất lâu khỏi và gây nhiều nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Ho có đờm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa: Internet)

Giãn phế quản: Đờm màu trắng đục như mỉ đóng thành khuôn cùng những cơn ho nhiều vào buổi sáng. Đặc biệt, giãn phế quản còn là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Hen suyễn: Thường gây khó thở kèm ho khan nhưng khi khạt được đờm thì cơn hen giảm dần, đờm màu trắng dính.

Viêm phổi: Đờm sinh ra sẽ có màu vàng rỉ sét, kèm theo nhiễm trùng và đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Lao phổi: Gây ho và khạc đờm màu trắng đục như sữa hay nước vo gạo, đoi khi lẫn máu đỏ tươi. Khi mắc bệnh, mẹ bầu thường sút cân và hay sốt vào buổi chiều.

Mẹo chữa ho có đờm khi mang thai không cần dùng thuốc

Dùng mật ong hấp quất (tắc): Đây là 2 nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, sát trùng mạnh mẽ đồng thời giúp tiêu đờm, làm cổ họng mát dịu.

Mật ong hấp lá hẹ: Là hỗn hợp rất tốt để trị chứng ho có đờm khi mang thai vì lá hẹ có vị chua cay, hăng có tác dụng bổ dương, trợ thận, giải đôc và tiêu đờm.

Mẹ bầu có thể dùng một số bài thuốc dân gian như: Vỏ quýt, mật ong hấp quất... để trị chứng ho có đờm. (Ảnh minh họa: Internet)

Lê hấp đường phèn: Đây cũng là một cách trị ho có đờm vô cùng hiệu quả được áp dụng phổ biến trong dân gian, dùng an toàn cho phụ nữ mang thai.

Nước củ cải luộc: Củ cải có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn làm sạch cổ họng, tiêu đờm rất tốt.

Ngoài ra, khi bị ho có đờm, mẹ bầu cũng nên tránh căng thẳng và có một chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước để làm loãng đờm, loại bỏ các chất đờm cũng như những độc tố có hại cho cơ thể con người.

Nam Phong (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/ho-co-dom-khi-mang-thai-dau-hieu-cua-nhieu-benh-ly-nguy-hiem-c20a292277.html