Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp: Chặt đào rừng rất xót xa, lãng phí

GS TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cho rằng, ông rất xót xa khi khi đào rừng bị chặt hạ ùn ùn về phố dịp Tết, gây hoang phí, trong đó có nhiều cành gốc bằng bắp tay, bắp chân, phải mất mấy chục năm mới mọc lại.

GS TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, về chủ trương cấp chặt đào rừng và các cây rừng dịp Tết của Thủ tướng được giới khoa học rất ủng hộ.

GS TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, về chủ trương cấp chặt đào rừng và các cây rừng dịp Tết của Thủ tướng được giới khoa học rất ủng hộ.

Tại hội nghị tổng kết năm 2020 mới đây của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu không được chặt cây rừng, hoa đào, các loại cây khác ở núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc.

“Thủ tướng tuyên bố, ai mua bán, sử dụng, vận chuyển, tiêu thụ những cây rừng bị chặt phá như vậy là vi phạm. Văn phòng Chính phủ phải có một văn bản cá biệt để chỉ đạo vấn đề này của Thủ tướng. Trên các bờ đê, đường phố, họ cặt cây đào bày la liệt giữa phố, nếu bán không được thì thành củi luôn. Như vậy, làm sao một nông thôn miền núi đẹp nữa”, Thủ tướng cảnh báo.

Trao đổi với Tiền Phong, về chỉ đạo trên, GS TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, về chủ trương cấp chặt đào rừng và các cây rừng dịp Tết, giới khoa học rất ủng hộ.

Theo GS Chứ, đào rừng, nhất là đào rừng vùng Sơn La có giống rất khác, từ cánh đào, thân, gốc đều khác với đào xuôi, còn gọi là đào mốc.

“Cái khác nhau đầu tiên là thân đào miền núi là mốc, vì trồng ở vùng lạnh. Cùng đó, cánh hoa đào vùng Tây Bắc cánh rất to, có 6 cánh, không như đào miền xuôi. Do trồng ở vùng tự nhiên, nên cành, thân rất đẹp”, GS Chứ nói.

GS TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp

Còn nếu đào rừng trồng trong vườn của dân họ có được chặt? GS Chứ cho rằng: “Tôi nghĩ khi mang một cành đào ra khỏi làng xã, thôn bản người ta biết ngay. Nên chính quyền địa phương, trưởng thôn, xóm phải phổ biến chỉ đạo của Thủ tướng, không được chặt đạo, để giữ màu sắc chung”.

Thực tế, cứ mỗi dịp Tết đến, lũ lượt xe ô tô chở cành rừng về. Những cây đào người dân có thể trồng lại được, còn cành đào thường phải bỏ đi, rất là phí.

“Là nhà Lâm nghiệp, chúng tôi coi cây như một cơ thể con người, nên khi chặt chặt nhiều như thế chúng tôi rất xót xa, gây hoang phí, trong đó có nhiều cành gốc bằng bắp tay, bắp chân, phải mất mấy chục năm mới mọc lại như vậy”, GS Chứ chia sẻ.

GS Chứ cho rằng, để triển khai được chủ trương trên của Thủ tướng, các cơ quan quản lý, phổ biến chủ trương trên, truyền thông xuống tận các thôn bản để họ có ý thức bảo vệ cây đào đó, ngăn chặn việc chặt đào rừng.

“Biện pháp căn cơ, chính là để người dân lấy cây đào, vườn đào đó có thể thu hút, cho khách tham quan, người dân có thu nhập để đảm bảo sinh kế. Bởi nếu người dân không còn nguồn nào khác, thu nhập Tết đến chỉ nhìn vào cây đào thì họ sẽ chặt thôi”, GS Chứ phân tích.

Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, dịp Tết rất nhiều ô tô chở đào rừng về, cơ quan chức năng có thể kiểm tra và xử lý.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, trong luật đã quy định việc cấm chặt phá cây rừng, trong đó có đào rừng. Tuy nhiên, đúng là việc bảo vệ, quản lý những cây đào rừng còn chưa được quan tâm đúng mức.

Những năm gần đây, do nhiều người dân có thú chơi đào rừng vào ngày Tết, không ngần ngại trả mức giá rất cao để được sở hữu một gốc đào rừng nên đào rừng ở nhiều địa phương vùng Tây Bắc có nguy cơ bị tận diệt.

Để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng chặt phá đào rừng mỗi dịp Tết đến xuân về, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, phải có sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương, quản lý thị trường, lực lượng công an chứ không phải chỉ là việc của lực lượng kiểm lâm.

Tới đây, với người dân ở Hà Nội, các đô thị và vùng xuôi có thể chiết, rồi nhân giống các loại đó ra để bán cho khách vào dịp Tết.

Nam Khánh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/hieu-truong-truong-dai-hoc-lam-nghiep-chat-dao-rung-rat-xot-xa-lang-phi-1770752.tpo