Hiệu trưởng phải làm gì để lãnh đạo hiệu quả?

TS. Ngô Thị Thùy Dương - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), cho biết: Nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy, lãnh đạo các trường học phải đạt các tiêu chuẩn nghề nghiệp nghiêm ngặt. Vậy hiệu trưởng phải làm gì để quản lý và đổi mới, phát triển nhà trường?

Ảnh minh họa/internet

Ảnh minh họa/internet

Hiệu trưởng phải làm gì để quản lý hoạt động nhà trường

Tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các nhà lãnh đạo trường học của Mỹ năm 2015 đã được xây dựng với sự nhấn mạnh hơn, rõ ràng hơn về học sinh, về việc học tập của học sinh và về những nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo nhà trường để đảm bảo rằng mỗi học sinh đều được giáo dục tốt, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác lãnh đạo nhà trường đóng góp vào việc học tập thành công của học sinh.

Theo đó, trong quản lý và hoạt động nhà trường, các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải quản lý hoạt động học tập và các nguồn lực để thúc đẩy sự thành công học tập và phát triển của mỗi học sinh. Cụ thể, người lãnh đạo hiệu quả phải:

Thiết lập, quản lý và giám sát các hoạt động và hệ thống hành chính để thúc đẩy sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.

Quản lý chiến lược nguồn nhân lực, phân công và lập kế hoạch cho giáo viên, nhân viên theo vai trò và trách nhiệm mà tối ưu hóa năng lực chuyên môn của họ để giải quyết nhu cầu học tập của mỗi học sinh.

Tìm kiếm, thu nhận và quản lý tài chính, vật chất, và các nguồn lực khác để hỗ trợ chương trình giảng dạy, hướng dẫn, và đánh giá; quản lý cộng đồng học tập của học sinh, năng lực nghề nghiệp của GV, NV, sự tham gia của gia đình và cộng đồng.

Quản lý có trách nhiệm, đạo đức và đồng thời có trách nhiệm về các nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ của nhà trường, tham gia vào chi tiêu ngân sách hiệu quả và thực hiện kế toán.

Bảo đảm công việc của giáo viên, nhân viên và việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. Sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc quản lý và thực hiện các hoạt động của nhà trường.

Xây dựng và duy trì dữ liệu và hệ thống thông tin liên lạc để cung cấp thông tin về hoạt động cho các lớp học và để cải thiện trường học. Biết, tuân thủ, và giúp đỡ cộng đồng nhà trường hiểu về chính sách, quyền, pháp luật của địa phương, tiểu bang và liên bang và các quy định để thúc đẩy sự thành công của học sinh.

Xây dựng và quản lý mối quan hệ với các cơ quan hỗ trợ trường học và các trường liên kết để quản lý tuyển sinh và chương trình đào tạo, cung cấp thông điệp rõ ràng về học tập và giảng dạy.

Xây dựng và quản lý các mối quan hệ hiệu quả với các văn phòng trung tâm và hội đồng nhà trường.

Phát triển hệ thống quản trị để quản lý một cách công bằng và bình đẳng tránh xung đột giữa các học sinh, giáo viên và nhân viên, các nhà lãnh đạo, gia đình và cộng đồng.

Quản lý các quá trình quản trị và yếu tố chính trị trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.

Ảnh minh họa/internet

Tiêu chuẩn về đổi mới và phát triển nhà trường

Nhà trường phổ thông hiện nay cần có các nhà lãnh đạo hiệu quả hơn bao giờ hết để đối mặt với những thách thức và cơ hội giáo dục hiện tại và trong tương lai. Các tiêu chuẩn nghề nghiệp này đã đưa ra một phác họa về một nhà lãnh đạo như vậy, một người mà học sinh mong đợi để giúp họ học tập thành công và phát triển toàn diện

Đối với tiêu chuẩn đổi mới và phát triển nhà trường, các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả hoạt động với tư cách các nhà quản lý để làm cho các nhà trường liên tục đổi mới và phát triển nhằm thúc đẩy sự thành công học tập và phát triển của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh đạo hiệu quả phải:

Tìm cách làm cho quá trình học tập hiệu quả hơn đối với mỗi học sinh, giáo viên, nhân viên, gia đình và cộng đồng.

Sử dụng các phương pháp cải tiến liên tục để đạt được tầm nhìn, hoàn thành sứ mệnh, và phát huy các giá trị cốt lõi của nhà trường.

Chuẩn bị cho nhà trường để đảm bảo sự sẵn sàng đổi mới, cam kết và chịu trách nhiệm, phát triển các kiến thức, kỹ năng và tạo động lực để thành công trong việc đổi mới và phát triển.

Khuyến khích GV, NV tham gia vào một quá trình liên tục về khảo sát dựa trên bằng chứng, thiết lập mục tiêu chiến lược, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các trường học liên tục và sự cải thiện chất lượng ở các lớp học.

Sử dụng chiến lược thích ứng tình huống một cách phù hợp để cải thiện nhà trường và chú ý đến các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện.

Đánh giá và phát triển năng lực của giáo viên, nhân viên để đánh giá giá trị, khả năng ứng dụng và các kết quả nghiên cứu cho nhà trường.

Xây dựng hệ thống kỹ thuật thích hợp để thu thập dữ liệu, quản lý, phân tích và sử dụng, kết nối khi cần thiết với các đối tác bên ngoài để hỗ trợ việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, phản hồi và đánh giá.

Áp dụng một quan điểm hệ thống và thúc đẩy sự gắn kết giữa các nỗ lực cải thiện và tất cả các khía cạnh liên quan đến tổ chức nhà trường, các chương trình và dịch vụ.

Quản lý các rủi ro, các sáng kiến cạnh tranh, yếu tố chính trị của sự thay đổi với lòng can đảm và sự kiên trì, hỗ trợ và khuyến khích và công khai trao đổi thông tin về nhu cầu, quy trình, và kết quả của những nỗ lực cải thiện.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/hieu-truong-phai-lam-gi-de-lanh-dao-hieu-qua-3919325-v.html