Hiện tượng hiếm gặp: Những tảng đá 'nổi trên mặt nước'

Hiện tượng này được gọi là Baikal Zen - những viên đá cuội lớn nằm thăng bằng trên một cột băng mỏng, phía trên bề mặt hồ đóng băng.

Vào mùa đông, hồ Baikal của Siberia trở thành hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp được gọi là “Baikal Zen”. Những tảng đá lớn nằm cân bằng trên “chân” băng mỏng phía trên mặt hồ, khiến nó như đang lơ lửng trên không trung.

Hiện tượng vô cùng đặc biệt khi các tảng đá trông giống như đang nổi trên mặt nước.

Hiện tượng vô cùng đặc biệt khi các tảng đá trông giống như đang nổi trên mặt nước.

Hồ Baikal là một vùng nước hấp dẫn. Nó lớn đến mức có thể dễ bị nhầm với biển, nó cũng là hồ sâu nhất và lâu đời nhất trên Trái đất, cũng như là hồ nước ngọt lớn nhất theo thể tích. Nhưng đây chỉ là những sự thật được biết đến nhiều nhất về Hồ Baikal.

Có những điều bí ẩn hơn đang diễn ra ở đó, một số trong số đó mang đến cho nơi này một luồng khí huyền bí. Lấy ví dụ như hiện tượng được gọi là Baikal Zen - những viên đá cuội lớn, giống như Zen nằm thăng bằng trên một cột băng mỏng, phía trên bề mặt đóng băng của hồ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng hiếm gặp này trong nhiều năm, và vẫn chưa có một lời giải thích thống nhất cho nó.

Những bức ảnh chụp hiện tượng Baikal Zen bắt đầu lan truyền trên mạng cách đây khoảng 4 năm, nhưng mọi người ban đầu bác bỏ nó là kết quả của thao tác kỹ thuật số. Tuy nhiên, người ta đã sớm chứng minh rằng những hình ảnh là chân thực và những tác phẩm nghệ thuật tự nhiên như vậy có thể hình thành trên mặt hồ Baikal trong suốt mùa đông, nhưng chỉ khi đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Vậy Baikal Zen chính xác là gì? Nó có thể được mô tả một cách đơn giản là những viên đá phẳng nằm trên những tảng băng mỏng, cao hơn mặt hồ vài cm.

Chắc chắn đó là một cảnh tượng tuyệt đẹp và là một cảnh tượng mà các nhà khoa học trên toàn thế giới đã phải vò đầu bứt tai trong một thời gian. Đó thực sự là chủ đề trong bài thuyết trình của Đội Ukraine tại Giải Vật lý Quốc tế 2018.

Người ta tin rằng Baikal Zen xảy ra khi những viên đá Zen phẳng này đóng băng trên bề mặt hồ, và sau đó được làm nóng bởi tia nắng mặt trời, đến mức băng bên dưới chúng bắt đầu tan chảy.

Tuy nhiên, nắng nóng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hiện tượng này. Nếu đúng như vậy, băng sẽ tan chảy đồng nhất, và sẽ không có trụ băng nào để trụ vững.

Những cơn gió mạnh thỉnh thoảng thổi trên hồ Baikal cũng đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra việc hình thành Baikal Zen, vì nó ngăn cản sự tan chảy của cột băng trung tâm. Vì vậy, trong khi hầu hết băng dưới các tảng đá tan chảy do nhiệt, tạo ra một bề mặt lõm, thì cột trụ trung tâm vẫn là điểm tựa. Vì vậy, phải có gió thổi để hiện tượng kỳ thú này xảy ra.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/chuyen-la/hien-tuong-hiem-gap-nhung-tang-da-noi-tren-mat-nuoc-WatV7IyMg.html