Hệ sinh thái số trong tương lai sẽ gồm những thành phần gì?

Trước đây hệ sinh thái số có thể đươc coi gồm mạng xã hội, dịch vụ tìm kiếm. Nhưng nay quan điểm này đã có sự thay đổi.

Ảnh minh họa.

Hiện nay với dân số khoảng 85 triệu người, Việt Nam đang có tỷ lệ người dùng Internet chiếm hơn 60% dân số. Trung bình mỗi người dùng sử dụng Internet trong nước lên đến 7 giờ mỗi ngày. Đây chính là những điểm chứng minh Internet đang phục vụ được rất nhiều hoạt động của mọi người dùng trong nước. Và để phục vụ được trọn vẹn mọi nhu cầu, một hệ sinh thái số hoàn chỉnh cần được hình thành.

Tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam 2018, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết: “Sẽ là phù hợp nếu chúng ta đề cập nhiều đến social network, search engine… vào 5 hay 10 năm trước. Hệ sinh thái số trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang thay đổi từng ngày và sẽ dịch chuyển sang các hình thái khác”.

Cũng theo Thứ trưởng: Sẽ rất khó có thể nói đến những thành phần chính của hệ sinh thái số trong tương lai là gì, nó có thể không phải mạng xã hội như Facebook, không phải mạng tìm kiếm như Google như hiện nay.

Sẽ rất khó có thể nói đến những thành phần chính của hệ sinh thái số trong tương lai là gì nhưng có 2 yếu tố đóng vai trò chính cho sự thay đổi của hệ sinh thái số trong tương lai là trí tuệ nhân tạo và chính sách. Trong khi trí tuệ nhân tạo là công nghệ, buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng để tăng sức cạnh tranh thì chính sách lại liên quan đến con người và xã hội.

Tuy nhiên để xây dựng hệ sinh thái số tại Việt Nam, các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cũng cần phải phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Các doanh nghiệp Việt hiện nay đã đủ năng lực và khát khao để làm chủ công nghệ, làm chủ thị trường trong nước, thậm chí là mang sản phẩm tiến ra khu vực nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ chính sách, từ thị trường cũng như từ người dùng.

Ông Park Jong Hyun, Tổng Giám đốc DZS Việt Nam, cho biết: “Cập nhật kiến thức và công nghệ mới không khó, ai cũng có thể làm được, nhưng từ nhận thức đến thay đổi một mô hình kinh doanh đang triển khai lại là điều hoàn toàn không đơn giản.

Hiện nay, trên thế giới các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, từ các cửa hàng bán lẻ, văn phòng, bệnh viện, trường đại học, sân bay, khách sạn, các cơ sở y tế, nhà máy v.v. đều đang tăng tốc xây dựng các tòa nhà thông minh để khai thác triệt để các lợi ích từ sự bùng nổ của thiết bị kết nối và dữ liệu khổng lồ trong những năm tới. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn do dự thì một lần nữa sẽ bỏ lỡ cơ hội bứt phá.”

Bên cạnh vấn đề công nghệ, pháp lý, nhiều chuyên gia cũng cho rằng hệ sinh thái số tại Việt Nam còn cần có sự phát triển nhiều hơn về hạ tầng. Lúc này người dùng trong nước đã có kết nối 4G LTE hay FiberLAN cho kết nối nội bộ tốc độ cao.

Nhưng trong năm tới nhiều giải pháp kết nối khác cũng sẽ được triển khai như mạng di động 5G và công nghệ Internet vạn vật, dữ liệu lớn, khả năng học máy. Dự đoán tới năm 2020, thế giới sẽ có khoảng 1,5 tỷ thiết bị Internet vạn vật.

Sẽ có những vấn đề mà không chỉ Việt Nam mà cả các nước trên thế giới sẽ gặp phải. Vì thế lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng: Các doanh nghiệp trong nước cần chung tay, liên kết lại để hướng tới những mục tiêu chung, “nghĩ cho những cái chung”. Và để cả doanh nghiệp truyền thống và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ bình đẳng, cần tạo ra một luật chơi chung, đủ hiệu lực để mọi doanh nghiệp đều phải tuân thủ.

Mạng xã hội Việt có đủ lực thay thế Facebook?

Thủ tướng đề nghị Facebook cần có trách nhiệm với hơn 60 triệu tài khoản tại Việt Nam

Phó Thủ tướng: “Cách mạng công nghệ mang lại nhiều cơ hội hơn là thách thức”

TÙNG LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/cong-nghe/he-sinh-thai-so-trong-tuong-lai-se-gom-nhung-thanh-phan-gi-3483154.html