Hệ quả nhãn tiền

Sri Lanka đang bị rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng từ khi Tổng thống Maithripala Sirisena bổ nhiệm thủ lĩnh đối lập Mahinda Rajapaksa làm thủ tướng hồi tuần trước, sau khi bất ngờ giải tán chính phủ của cựu Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Tổng thống Sirisena thậm chí đình chỉ Quốc hội gồm 225 thành viên đến ngày 16-11 giữa tình hình rối loạn này.

Sri Lanka đang bị rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng từ khi Tổng thống Maithripala Sirisena bổ nhiệm thủ lĩnh đối lập Mahinda Rajapaksa làm thủ tướng hồi tuần trước, sau khi bất ngờ giải tán chính phủ của cựu Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Tổng thống Sirisena thậm chí đình chỉ Quốc hội gồm 225 thành viên đến ngày 16-11 giữa tình hình rối loạn này.

Giờ đây, bất chấp nỗ lực kêu gọi từ các nước, cuộc khủng hoảng ở nước này vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Mọi việc thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi Quốc hội Sri Lanka hôm 2-11 kiên quyết không nhượng bộ Tổng thống, kêu gọi nhóm họp trở lại. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Karu Jayasuriya phủ quyết lệnh đình chỉ của Tổng thống và kêu gọi một cuộc họp các nhà lập pháp vào tuần tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng đang vi hiến tồi tệ. Chủ tịch Quốc hội đã gặp đại bộ phận các nghị sĩ tại một phòng thường trực và cam kết sẽ tái khởi động Quốc hội vào ngày 7-11. Các chính đảng cũng kêu gọi kiểm tra để xác định xem đảng nào giữ đa số ghế trong Quốc hội. Và cuối cùng, đã có một tia hy vong khi Tổng thống đã phải nhượng bộ, đồng ý triệu tập Quốc hội vào ngày 7-11.

Chưa rõ mọi việc sẽ được định đoạt như thế nào, nhưng cuộc khủng hoảng lần này đã khiến Sri Lanka mất điểm nghiêm trọng. Liên minh Châu Âu (EU) hôm 2-11 tuyên bố sẽ xem xét tước quyền truy cập miễn thuế của Sri Lanka nếu để mọi việc xảy ra tồi tệ, theo như cảnh báo của Chủ tịch Quốc hội Jayasuriya về khả năng biến thành một “cuộc tàn sát đẫm máu” nếu các nghị sĩ không được phép giải quyết cuộc tranh giành quyền lực hiện nay. EU lo ngại, sự trở lại của Thủ tướng được chỉ định thay thế Mahinda Rajapaksa có thể làm gián đoạn tiến trình hòa giải dân tộc sau một cuộc chiến với những người ly khai Tamil thiểu số, một cuộc chiến đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

EU mở ra các nhượng bộ thương mại cho các nước đang phát triển, trong khi nó cũng giám sát các điều kiện nhất định. Sri Lanka đã cam kết với EU vào năm 2016 rằng, sẽ làm việc theo hướng hòa giải với phe Tamil, những người chủ yếu sống ở phía bắc và phía đông của quốc gia chủ yếu là Phật giáo này, thông qua quyền tự trị chính trị và kinh tế lớn hơn. Và trong bối cảnh khủng hoảng này, EU lo ngại những cam kết này khó có thể trở thành hiện thực.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_197676_he-qua-nhan-tien.aspx