Hệ lụy từ việc băm nát đất ven đô tại Hà Nội

Đất nông nghiệp đã bị người dân lấn chiếm, sử dụng sai mục đích để trục lợi. Điều này dẫn tới nhiều rủi ro về đời sống-xã hội, thậm chí là cả tính mạng. Người dân phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Khu ý dạo gần đây người ta mới cho thuê chứ không phải làng nghề. Đất đấy là đất bờ sông. Đất công của nhà nước chứ ngày xưa người ta có cho làm đâu.Bà Hoàng Thị Mai – Huyện Sóc Sơn, Hà Nội: Nó bị nhũng nhiễu hết rồi, toàn đất 64 hoặc đất bên ria sông của nhà nước bây giờ nhà nào cũng ra đấy san lấp ra, người ta làm lán, để gỗ… không ai xử lý thì mới loạn xã hỏng hết cả xã.. bọn bà đưa cháu đi toàn bị ấy hết va chạm nhau đều, đường đi này chật chội lấy đâu đường để đi…Ông Nguyễn Văn Dẹp – Chủ tịch UBND Xã Phú Minh, Huyện Sóc Sơn: Sau khi diện tích đã cưỡng chế các hộ tự tháo dỡ thì câu chuyên hoàn trả đất nông nghiệp để sản xuất là khó khăn, bản chất đất đso trước kia đã khó khăn trong sản xuất nông nghiệp rồi và sau khi cưỡng chế toàn bộ vật tư vật liệu cái sản phẩm thải cũng không thu dọn toàn bộ không trả lại để trồng cây canh tác đất nông nghiệp đã xử lý.Kiến trúc sư Trần Huy Ánh: Đất không có nước trở thành đất khô cằn, không hấp thụ dồn đống lên đống rác nhà nọ sang nhà kia địa phương này sang địa phương khác…ô nhiễm nước thải rác thải ngày càng bế tắc, giải quyết ngắn hạn thiếu khoa học ,chiến lược. đấy là hệ lụy trông thấy…Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Bình: không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đất chưa có quyền sử dụng, Việc chuyển nhượng người sử dụng tiếp theo không đúng nội dung tính chất nên nhà nước không thừa nhận việc sử dụng đất trên thực tế. Trong quá trình thực hiện quyền sử dụng đất theo giao dịch bất hợp pháp dẫn tranh chấp giữa các bên, thông thường là các hợp đồng vô hiệu, sau này theo quy định của pháp luật là phải trả lại nguyên trạng, những người có lỗi phải chịu trách nhiệm pháp lý trách nhiệm dân sự nhất định cho nên là việc các giao dịch hợp đồng không đúng quy định nhà nước, tính ch

2h sáng ngày 12/4, tại 1 nhà xưởng ở ngõ 1 Đại Linh phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Một đám cháy lớn bùng phát, nhanh chóng lan rộng ra 3 nhà xưởng xung quanh. Mặc dù lực lượng cứu hỏa đã có mặt từ sớm nhưng do các nhà xưởng này nằm trong ngõ nhỏ nên việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Đến 4h sáng, đám cháy mới được khống chế và đã có 8 người tử vong.

Điều đáng nói là các xưởng này đều nằm trên đất nông nghiệp không có Giấy phép xây dựng.

Đây chính là hậu quả của việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Còn trước đó đã có không biết bao nhiêu thiệt hại về người và tài sản vì tình trạng này. Và việc không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy thì chỉ là một trong những hệ lụy nghiêm trọng kéo theo từ việc băm nát đất nông nghiệp hiện nay.

Không chỉ vậy, những sai phạm này còn kéo theo cả những rủi ro về mặt pháp lý.

Theo báo cáo tại kỳ họp HĐND Thành phố khóa XV về công tác quản lý trật tự xây dựng vừa qua, 3 năm qua, Hà Nội đã kỷ luật 98 cán bộ, chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường và nhiều cán bộ thanh tra bị xử lý. Cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra, làm rõ các sai phạm và thời gian tới sẽ đưa ra kết luật, xử lý nghiêm việc dung túng bao che, hợp thức hóa đất nông nghiệp, đất 64. Như vậy, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng thì tình trạng vi phạm đất nông nghiệp sẽ còn tiếp diễn và kéo theo nhiều hệ lụy./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/he-luy-tu-viec-bam-nat-dat-ven-do-tai-ha-noi