Hé lộ khám phá khí ion hóa khuếch tán trong NGC 5775

Các nhà thiên văn học đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về lớp khí ion hóa khuếch tán ngoài hành tinh trong thiên hà hình đĩa NGC 5775.

Nghiên cứu được công bố ngày 25/ 9 trên arXiv.org, cung cấp thông tin quan trọng về các tính chất của lớp khí này, có thể giúp các nhà thiên văn hiểu rõ hơn các quá trình hình thành sao trong các thiên hà.

Gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học do Erin Boettcher thuộc Đại học Wisconsin-Madison dẫn đầu đã thực hiện một nghiên cứu động năng về lớp khí ion hóa khuếch tán trong NGC 5775.

Khí ion hóa ấm với nhiệt độ khoảng 1.000 K được gọi là khí ion hóa khuếch tán (hay còn gọi tắt là eDIG).

Nguồn ảnh: Phys.

Nguồn ảnh: Phys.

Được biết, eDIG có các tính chất khác nhau khi so sánh với khí thông thường trong các khu vực hình thành sao. Do đó, các nhà thiên văn học vẫn đang tìm kiếm thêm bằng chứng về loại khí bị ion hóa này trong các thiên hà, nơi có thể cung cấp thêm chi tiết về quá trình hình thành sao và quá trình tiến hóa của thiên hà.

Điều khiến các nhà nghiên cứu quan tâm là lớp eDIG trong thiên hà hình đĩa NGC 5775 có lượng electron quy mô tăng nhanh theo cấp số nhân, vượt quá độ cao thang nhiệt của một số lớp khí ion hóa trong Milky Way.

Nằm cách xa 94,2 triệu năm ánh sáng, NGC 5775 có dạng quầng khí đa pha, kéo dài theo không gian, có cấu trúc và động lực học đặc thù có thể giúp làm sáng tỏ hơn về kết nối vành đĩa trong các hệ thống hình thành sao.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/he-lo-kham-pha-khi-ion-hoa-khuech-tan-trong-ngc-5775-1291287.html