Hawaii nâng mức cảnh báo vàng cho núi lửa Mauna Loa

Mới đây, các quan chức liên bang Hoa Kỳ đã nâng mức cảnh báo vàng cho nguy cơ hoạt động trở lại của ngọn núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa tại Hawaii, với lần phun trào cuối cùng vào năm 1984.

Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã chuyển cấp độ từ "bình thường" sang "báo động" sau khi tình trạng động đất bắt đầu gia tăng và mặt đất bắt đầu phình lên tại khu vực này từ tháng hồi Ba năm nay.

Nhà địa vật lý nghiên cứu tại Ingrid Johanson USGS cho biết, Mauna Loa nổi tiếng là” ngọn núi lửa có sức tái hoạt động rất nhanh và bắn ra nhiều dung nham nóng khá xa và nhiều”. Hiện chưa có thêm dấu hiệu nào dự báo về một vụ phun trào tiếp theo, tuy nhiên các nhà khoa học đang theo dõi sát sao từng động tĩnh của Mauna Loa.

Mauna Loa đã phun trào 33 lần kể từ năm 1843. Dung nham của nó đã tràn xuống triền núi phía tây và phía nam 8 lần, tràn đến gần thành phố Hilo (thành phố lớn nhất của đảo Big Island) ở phía đông 7 lần. Trong lần phun lửa cuối cùng, dung nham của hỏa sơn này tràn đến chỉ cách thành phố khoảng 4.5 dặm.

Từ năm 2015, mức báo động đối với Mauna Loa đã được nâng lên thành “cảnh báo” vào năm 2015. Trước đó, núi lửa này cũng có một giai đoạn hoạt động gia tăng tương tự vào khoảng năm 2004, tuy nhiên hệ thống cấp độ cảnh báo núi lửa USGS chưa được áp dụng vào thời điểm đó.

"Cảnh báo" là mức thứ hai trong bốn mức cảnh báo và có nghĩa là các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt động tăng cao hoặc tình trạng bất ổn. Trên cảnh báo “vàng” là mức cảnh báo “cam” dùng để biểu thị tình trạng núi lửa bất ổn với khả năng phun trào tăng. Mức cảnh báo cao nhất trong biểu đồ là màu đỏ. Đây là mức cảnh báo để chỉ một vụ phun trào sắp sửa xảy ra.

Mauna Loa hiện nay mỗi tuần trung bình trải qua từ 50 đến 75 trận động đất, tần số đã tăng đều đặn từ hồi tháng 3. Thêm vào đó, sự phình ra của mặt đất, được gọi là biến dạng, cho thấy magma đang đi vào hệ thống ống nước của núi lửa. Tuy nhiên, khí thải đã ở mức thấp và ổn định trong những tháng gần đây và "điều đó cho chúng ta biết rằng mới chỉ có một số lượng ít magma ở bên trong", Johanson chia sẻ.

Theo nhà nghiên cứu núi lửa và nhà địa chất USGS Frank Trusdell, dự kiến sẽ có khoảng 50 đến vài trăm trận động đất mỗi ngày trước khi núi lửa này thực sự phun trào.

Năm ngoái, một ngọn sơn hỏa “hàng xóm” nằm phía nam của Mauna Loa có tên Kilauea, đồng thời cũng là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới tại đảo Hawaii, đã phun trào dữ dội khiến 700 ngôi nhà trên đã bị phá hủy và hàng ngàn người phải di dời. Trusdell cho biết có bằng chứng lịch sử cho thấy rõ "mối tương quan chung" giữa hai ngọn núi lửa này.

Minh Anh

Nguồn Nghe Nhìn VN: http://nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/hawaii-nang-muc-canh-bao-vang-cho-nui-lua-mauna-loa-52225.html